Bom Vua: Sức mạnh hủy diệt giúp giữ hoà bình thế giới?

“Bom Vua” là loại vũ khí hạt nhân có sức hủy diệt lớn nhất thế giới nhưng nó đã góp phần giúp thế giới hòa bình hơn.

Chế tạo “Bom Vua” để cân bằng với Mỹ

55 năm trước, tại Liên bang Xô-viết đã thử nghiệm quả bom nhiệt hạch mạnh nhất trong lịch sử thế giới mang tên Tsar Bomba (thường được gọi là “Bom Vua”). Đây là yếu tố then chốt tạo điều kiện cho Liên Xô đảm bảo thế đồng đẳng về vũ khí hạt nhân với Hoa Kỳ.

Mùa xuân năm 1960, quan hệ giữa Washington và Moscow xấu đi trầm trọng. Thời đó, lệnh cấm thử nghiệm hạt nhân đã có hiệu lực đối với Liên Xô, Mỹ và Anh. Đó là khoảng thời gian Liên Xô vẫn chưa hoàn thiện những kỹ thuật hạt nhân công nghệ cao của mình.

Lợi dụng ưu thế đi trước trong phát triển hạt nhân, kho hạt nhân của Hoa Kỳ thời kỳ đó chiếm ưu thế rõ nét và họ còn lợi dụng lệnh cấm để mở rộng đáng kể tiềm năng kho bom hạt nhân của mình, trong khi Liên Xô không còn được thử nghiệm để phát triển vũ khí hạt nhân mới.

Với Liên Xô, điều cực kỳ hệ trọng là phản ứng bất đối xứng ở cấp độ nào, giải quyết nhiệm vụ chế đạn nhiệt hạch siêu mạnh ra sao để có thể vươn lên ngang bằng với ưu thế vượt trội của kho vũ khí nhiệt hạch Mỹ. Nhưng nếu thiếu thử nghiệm hạt nhân thì không thể làm điều đó.

Ban lãnh đạo Moscow đã thông qua quyết định ra khỏi chế độ cấm thử hạt nhân, và vào trung tuần tháng 7 năm 1961, Liên Xô bắt đầu công việc với siêu bom Tsar Bomba, tức “Bom Vua” - Vua về cả trọng lượng (khoảng 26 tấn) và sức công phá kinh hoàng.

Công tác thiết kế “Bom vua” với mật danh AH602 được bắt đầu đồng thời với việc triển khai xây bãi thử trên quần đảo Novaia Zemlia, tức vào năm 1955. Bom được chế tạo hoàn chỉnh vào tháng 9/1961, tức chỉ một tháng trước khi đưa vào thử nghiệm.

bom vua suc manh huy diet giup giu hoa binh the gioi

Bom Vua có sức công phá mạnh nhất thế giới

Viện khoa học- nghiên cứu thử nghiệm NII-1011 Minsredmash (nay là Viện khoa học-nghiên cứu vật lý kỹ thuật toàn Nga (VNIITF-viết tắt tiếng Nga) có trụ sở tại thành phố Snhezinsk Vùng Cheliabin là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong thết kế AH602.

Viện này được thành lập ngày 05/5/1955 để thực hiện các dự án nhiệt hạch, do ông I Shelkin, Viện sỹ thông tấn Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô l. Sau này cũng chính VNIITF đã thiết kế chế tạo 70% tất cả các bom hạt nhân, tên lửa hạt nhân và ngư lôi hạt nhân Xô Viết.

Sức công phá lớn nhất thế giới

“Bom Vua” về phưong diện kỹ thuật được gọi là bom AH602. Nó dược xếp hạng là quả bom hạt nhân mạnh nhất trong lịch sử nhân loại, với công suất thiết kế lý thuyết là 100 triệu tấn thuốc nổ TNT (tương đương 100 Megaton = Mt, mỗi Megaton = 1000 Kiloton - Kt).

Tuy nhiên, khi được thử nghiệm vào năm 1961, bom chỉ được nhồi hơn một nửa số lượng đó, bởi vì các nhà khoa học sợ đốt cháy khí quyển của hành tinh. Do đó, vụ thử này được tiến hành với quả bom có sức công phá 57 Megaton.

Kích thước và trọng lượng của AH602 đã được xác định từ năm 1955. Để có thể .đưa bom đến bãi thử chỉ có thể là các máy bay ném bom chiến lược. Các chuyên gia Xô Viết buộc phải cải hoán và hiện đại hóa loại máy bay lớn nhất lúc bấy giờ là Tu-95.

Đây là một công việc cực kỳ phức tạp bởi vì Tu-95 (trọng lượng 84 tấn) chỉ có thể mang được tải trọng tác chiến (trong thân) là 11 tấn . Đấy là chưa kể đến việc khoang chứa bom của Tu-95 không thể chứa được AH602 và buộc phải làm lại khoang chứa bom.

ông tác cải hoán và hiện đại hóa duy nhất một chiếc Tu-95 (được mang mật danh Tu-95V) được tiến hành từ năm 1956 đến năm 1958. Đến năm 1959, Tu-95V đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật đề ra.

Vụ thử nghiệm đầu tiên được diễn ra vào ngày 30 tháng 10 trên thao trường của quần đảo “Đất Mới” (Novaia Zemlia). Các kết quả thử nghiệm khẳng định công suất của vụ nổ đạt được như mức tính toán là ở mức 57 megaton. Tuy đã rút bớt gần nửa công suất nhưng sóng xung kích từ vụ nổ quả bom đã ba lần đi vòng quanh Trái đất.

Cột nấm của vụ nổ lên cao tới 68km, nhóm chuyên gia nghiên cứu có mặt ở một địa điểm cách tâm nổ 270 km không chỉ nhìn thấy quầng sáng qua kính đen bảo vệ mà còn cảm nhận được tác động của xung ánh sáng.

Tại một làng bỏ hoang cách tâm nổ 400 km, tất cả các ngôi nhà gỗ đều bị đổ sập, tất cả các mái nhà, cửa sổ và cánh cửa của các ngôi nhà bằng đá đều bị thổi bay.

Máy bay ném bom Tu-95B, mặc dù lúc đó đã cách tâm điểm vụ nổ 39 km nhưng sóng xung kích đã làm cho nó mất độ cao và mất điều khiển. Phi công Tu-95V chỉ điều khiển lại được máy bay khi nó đã mất độ cao tới 800m. Một số chi tiết kết cấu của máy bay thậm chí biến dạng .

Các tác động khác cũng rất khủng khiếp: bức xạ ánh sáng có thể làm bỏng cấp độ ba ở cự ly 100 km. Tiếng nổ có thể nghe thấy trong khu vực có bán kính 800 km. Nhiễu làm rối loạn liên lạc vô tuyến tại Châu Âu hơn 01 tiếng đồng hồ, liên lạc với 02 máy bay ném bom nói trên cũng bị gián đoạn trong hơn 30 phút.

Lấy sức mạnh để tìm kiếm hòa bình

Tuy đã rút bớt 50% công suất nhưng đương lượng nổ của “Bom Vua” vẫn mạnh hơn gấp mười lần so với tổng công suất gộp lại của toàn bộ các vụ nổ bom trong Thế chiến II, đã tính cả 2 vụ ném bom nguyên tử của Mỹ xuống Hiroshima và Nagasaki (mỗi quả bom khoảng 13 kiloton).

bom vua suc manh huy diet giup giu hoa binh the gioi

Cận cảnh quả Bom Vua của Liên Xô

Về sau, nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev nói đùa rằng việc Liên Xô rút bớt một nửa công suất thử nghiệm là để “cửa kính trên toàn thế giới kính không bị vỡ hết”.

Kết quả chủ yếu như dự tính (tức là tác động về mặt chính trị), đã vượt quá mong đợi của giới lãnh đạo Liên Xô. Vụ nổ với sức công phá chưa từng thấy từ trước tới thời điểm đó đã gây một ấn tượng cực kỳ mạnh đối với các nhà lãnh đạo Phương Tây.

Vụ nổ này cùng buộc các nhà lãnh đạo Phương Tây phải suy nghĩ nghiêm túc hơn về khả năng của các Tổ hợp công nghiệp- quốc phòng Xô Viết và dĩ nhiên là buộc họ phải xem xét lại các tham vọng quân sự của mình.

Thử nghiệm này chứng tỏ tiềm năng sức mạnh không giới hạn của vũ khí nhiệt hạch, dẫn đến sự cân bằng hạt nhân được thiết lập giữa Liên Xô và Hoa Kỳ, nhằm ngăn chặn sử dụng vũ khí hạt nhân trong tương lai.

Liên Xô đã giải quyết thành công nhiệm vụ chế tạo đầu đạn nhiệt hạch ở cấp độ hàng chục megaton cho kho vũ khí hạt nhân của mình. Về mặt lý thuyết, Liên Xô đã chứng minh rõ ràng rằng, con người có thể tạo ra đầu đạn nhiệt hạch với công suất lớn hầu như ở bất kỳ cấp độ nào.

Sau đó, Hoa Kỳ ngừng mở rộng các nghiên cứu phát triển hạt nhân cỡ megaton (triệu tấn TNT), và đến ngày 05 tháng 8 năm 1963, Washington đã buộc phải ký kết Hiệp ước Moscow về cấm thử nghiệm vũ khí hạt nhân trong khí quyển, trong không gian vũ trụ bên ngoài và dưới nước.

Theo Đất việt

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast