Hai mặt trái ngược của vũ khí Nga - Mỹ

Trong khi vũ khí Nga ngày càng hoàn thiện và đắt khách thì sản phẩm quốc phòng Mỹ cho thấy thực tế ngược lại và liên tiếp gặp vận đen.

Vận đen của Mỹ

Theo CBS News, hai chiếc tiêm kích F/A-18 Super Hornet thuộc căn cứ ở Virginia đã bất ngờ đâm vào nhau lúc 10h40 ngày 26/5 (giờ địa phương) ở ngoài khơi vùng biển North Carolina.

Bốn thành viên phi hành đoàn đã được đưa tới bệnh viện để điều trị vết thương sau tai nạn, người phát ngôn cho biết. Tuy nhiên, hiện tại chưa rõ mức độ nghiêm trọng của vết thương, người phát ngôn Hải quân Mỹ Ensign Rockwellpate tuyên bố đồng thời cho biết thêm, giới chức năng sẽ tiến hành điều tra để tìm ra nguyên nhân vụ tai nạn.

hai mat trai nguoc cua vu khi nga my

Tiêm kích F/A-18 tiếp dầu trên không.

Trong khi đó, thông báo từ Lực lượng tuần tra biển của Mỹ cho biết, hai máy bay này đã đâm vào nhau sau đó lao xuống biển. Hai trong số 4 thành viên phi hành đoàn được tàu cá cứu vớt, sau đó tất cả đều được đưa lên trực thăng của Lực lượng tuần tra biển để di chuyển tới bệnh viện.

Không chỉ liên tiếp gặp nạn trong mấy năm gần đây (gần 10 vụ gặp nạn từ năm 2013), tiêm kích F/A-18 Super Hornet còn khá lận đận trên con đường chinh phục khách hàng dù nhà sản xuất rất tích cực quảng bá Super Hornet tới các khách hàng tiềm năng và cho đến nay đã thu về nhiều kết quả khác nhau.

Cụ thể, Boeing tìm đến Ấn Độ và Brazil để chào mời phương án thay thế lực lượng máy bay chiến đấu thế hệ 4. Song cuối cùng, New Delhi đã mua tiêm kích Rafale của Pháp, còn Brazil lựa chọn chiến đấu cơ Gripen của Thụy Điển.

Trong khi đó, Phần Lan, Ba Lan và có lẽ là cả Kuwait đang cân nhắc Super Hornet cho chương trình thay thế máy bay chiến đấu của họ. Tuy nhiên nhìn chung, Boeing đang chật vật tìm kiếm đơn hàng cho Super Hornet. Các đơn đặt hàng mẫu máy bay này đã giảm sút kể từ khi chiếc Super Hornet cuối cùng được chuyển giao cho Úc vào năm 2011.

Thời gian sau đó, các phiên bản mới chủ yếu được giới thiệu làm phương án thay thế cho các máy bay đang hoạt động trong kho vũ khí của Mỹ và Úc. Ngoài ra, Super Hornet, cùng với "người tiền nhiệm" F/A-18 Hornet chủ yếu được dùng để "lấp chỗ trống" cho tới khi Úc triển khai mẫu tiêm kích F-35 mà họ đang mòn mỏi mong chờ.

Mặc dù nước này đã đặt hàng thêm máy bay EA-18G Growler, biến thể tác chiến điện tử của Super Hornet vào năm 2017 nhưng đây không phải là giải pháp khả thi cho Boeing trong dài hạn. Tại khu vực Thái Bình Dương, có 2 quốc gia đang trở thành thị trường tiềm năng cho Super Hornet. Malaysia đang trong quá trình tìm kiếm chiến đấu cơ mới để thay thế 10 chiếc MiG-29 từ thời Liên Xô.

Do F-35 vượt quá mức giá cho phép của Kuala Lumpur nên những ứng viên chính trong cuộc cạnh tranh này sẽ là Dassault Rafale, Eurofighter Typhoon, Gripen C/D, Su-35 và cuối cùng là F/A-18 Super Hornet. Song theo Aviaion Week, khung thời gian của chương trình này không có lợi cho Boeing.

Malaysia chưa đưa ra quyết định về mẫu máy bay tương lai trong khi ông Dan Gillan, giám đốc chương trình Super Hornet của Boeing cho biết công ty này phải sớm quyết định có tiếp tục duy trì dây chuyền sản xuất Super Hornet hay không.

Nói cách khác, để tiếp tục làm ứng viên trong gói thầu của Malaysia và những khách hàng khác, Super Hornet cần nhận được những đơn hàng khác nữa. Tuy nhiên, tìm kiếm khách hàng là vấn đề đặc biệt khó khăn với Boeing lúc này.

hai mat trai nguoc cua vu khi nga my

Tiêm kích Su-35S.

Thành công của Nga

Trong khi Mỹ lận đận trên con đường chinh phục khách hàng và "bóng ma" gặp nạn ám ảnh thì vũ khí Nga đang ngày càng hoàn thiện và chiếm thị phần lơn hơn. Tổng thống Nga Putin đã từng đánh giá rằng, các thiết bị quân sự của Nga đã "trả thi" xuất sắc ở Syria.

Thử thách nghiêm trọng đối với kỹ thuật quân sự hiện đại của Nga, trước hết là các trang thiết bị không quân, chính là thực tế sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật này trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố ở Syria - Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận định hồi tháng 2/2016.

Tổng Tư lệnh tối cao Vladimir Putin nhận xét rằng những mẫu vũ khí mới vừa nhập vào hệ trang bị của quân đội Nga "đã được vận hành tích cực, thường xuyên rà soát kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu tại các binh chủng và đơn vị trong các cuộc tập trận, thao diễn, huấn luyện".

Do đó, kỳ thi nghiêm khắc với các công nghệ hiện đại đặc biệt là kỹ thuật máy bay chính là thực tế sử dụng để chiến đấu hiệu quả chống bọn khủng bố ở Syria, và lực lượng Hàng không-Vũ trụ Nga đã hoàn thành xuất sắc “bài kiểm tra” khả năng ở Syria - nguyên thủ quốc gia Nga tuyên bố.

Trong khi đó, giới chức công nghiệp quốc phòng Nga cũng cho rằng, kinh nghiệm tác chiến ở Syria đã giúp các tập đoàn Nga hoàn thiện máy bay chiến đấu. Để thực hiện nhiệm vụ này, Nga đã đưa sang Syria các máy bay ném bom Su-24 và Su-34; cường kích Su-25; tiêm kích Su-30SM và Su-35.

Kinh nghiệm tiến hành chiến sự của Lực lượng Không quân-Vũ trụ Nga ở Syria sẽ được chú ý khi phát triển các đề án về chiến đấu cơ mới và cải tiến những máy bay hiện có - ông Aleksandr Klementiev, Phó Tổng Giám đốc tập đoàn chế tạo máy bay Sukhoi tuyên bố.

Sau chiến dịch, tất cả những hoạt động tác chiến của các máy bay ở Syria sẽ được các chuyên gia phân tích kỹ lưỡng và những kết luận thu được sẽ giúp ích cho giới chế tạo hàng không Nga trong việc mở rộng khả năng lực của Lực lượng Không quân-Vũ trụ Nga.

Trong tương lai thì như thế, còn hiện tại Nga cũng đã gặt hái được những “quả ngọt” từ chiến dịch quân sự đầy ấn tượng này. Hoạt động thành công của không quân Nga tại Syria đã góp phần gia tăng sự quan tâm của khách hàng nước ngoài trong việc mua thiết bị quân sự của Nga.

Các chuyên gia quân sự Nga cho biết, với những thông tin đã xác định, xuất khẩu máy bay chiến đấu sẽ mang lại cho Nga hơn 10 tỷ USD. Máy bay chiến đấu và máy bay ném bom chiến thuật Su-30MK, Su-35, Su-34 sẽ là sản phẩm xuất khẩu không quân chính của đất nước.

Theo tờ Izvestia, dẫn phân tích của các chuyên gia thuộc Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Moscow, trong 5 năm tới, Nga có thể ký những hợp đồng xuất khẩu lớn, cung cấp ít nhất 200 máy bay chiến đấu dòng Su, với tổng giá trị hợp đồng vượt quá 10 tỷ USD.

Đối với máy bay chiến đấu và máy bay ném bom Su-30MK, Su-34, Su-35 của Nga, hoạt động ở Syria là ứng dụng thực tế đầu tiên. Đánh giá của Bộ Quốc phòng về số lượng mục tiêu của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo bị tiêu diệt rất ấn tượng.

Số lượng đơn đặt hàng gửi cho công ty nhà nước "Rosoboronexport" để mua các máy bay này đang gia tăng. Algeria, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia đang phải xếp hàng chờ đến lượt mua Su-34 và Su-35 (theo đúng nghĩa đen của nó), còn Iraan cũng mong muốn sở hữu số lượng lớn Su-30SM.

Người đứng đầu Rosoboronexport, ông Anatoly Isaykin cho biết, thị phần các thiết bị không quân trong gói đơn đặt hàng quốc phòng Nga năm 2015 là 41%, với tổng kim ngạch lên tới gần 5,3 tỷ USD. Dự kiến, khối lượng xuất khẩu và tỷ lệ chiếm của nó trong tổng kim ngạch xuất khẩu sẽ tiếp tục gia tăng trong năm 2016.

Theo Đất việt

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast