Mua S-300 Nga: “Cuộc chia ly” của Ankara với EU và NATO?

Một thông tin gây chấn động cho NATO và EU là Ankara đang xem xét đề xuất của Moscow về việc xây dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa chung.

Nga -Thổ có thể lập hệ thống phòng thủ tên lửa chung

Kênh NTV ngày 11/10 dẫn nguồn tin trong giới ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, nước này có thể cân nhắc quyết định xem xét đề xuất của Nga về việc phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa (NMD).

Vào tháng 11 năm ngoái, Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức hủy bỏ hồ sơ dự thầu đối với việc sản xuất các linh kiện cho hệ thống phòng thủ tên lửa trị giá 3,4 tỷ USD trong gói thầu phát triển dự án hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia được nước này công bố vào năm 2009.

Hồ sơ dự thầu để mua linh kiện cho hệ thống phòng thủ tên lửa 4 tỷ USD được Thổ Nhĩ Kỳ công bố năm 2009 và có kết quả chính tức vào tháng 9/2013. Đơn vị thắng thầu được công bố là Công ty xuất nhập khẩu cơ giới chính xác Trung Quốc CPMIEC.

Tham gia đấu thầu còn có tập đoàn Raytheon và Lockheed Martin của Mỹ với hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa Patriot-3 (PAC 3), Tập đoàn Eurosam của Italia với hệ thống SAMP/T Aster-30 và tập đoàn Rosoboronexport của Nga với hệ thống S-300VM Antey 2500.

Công ty Trung Quốc đã đưa ra mức giá 3,4 tỷ USD cho các hệ thống phòng không Hồng Kỳ 9 (HQ-9), sản phẩm được cho là có tính năng tiệm cận hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Nga và vượt trội các hệ thống của Mỹ và châu Âu về tầm phóng.

Khi đó, bất chấp việc dư luận quốc tế cho rằng, Trung Quốc đã thắng thầu một cách “rất đáng ngờ”, giới chức lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ vẫn bày tỏ mong muốn mua được hệ thống phòng không HQ-9 của Trung Quốc, nhằm nâng cao năng lực phòng không của nước mình.

Một quan chức quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, kiến nghị hợp tác của Trung Quốc đưa ra, xét về góc độ kỹ thuật là có thể chấp nhận được, không chỉ giúp Thổ Nhĩ Kỳ nắm được các công nghệ tên lửa mà còn có giá rẻ hơn rất nhiều so với phương án đề xuất của các nước khác.

mua s 300 nga cuoc chia ly cua ankara voi eu va nato

Thổ Nhĩ Kỳ có thể xây dựng hệ thống phòng thủ chung với Nga

Tuy nhiên, sau đó trước sức ép của Mỹ và các thành viên khác trong khối NATO, chính quyền Erdogan đã buộc phải hủy bỏ gói thầu này vào tháng 11/2015 và bắt đầu tái triển khai các thủ tục chào thầu.

Vào thời điểm đó, quan hệ Nga-Thổ đang căng thẳng cực độ, Mỹ và châu Âu hào hứng với quyết định này của chính quyền Erdogan và tràn đầy hy vọng thắng thầu. Tuy nhiên, thời thế đã thay đổi khi quan hệ Mosocw-Ankara đang nồng ấm hơn bao giờ hết.

Với thông tin trên, rất có thể Ankara đã nghiêng về hệ thống phòng không Antey 2500 của Nga. Xét về tính năng, hệ thống phòng không Nga vượt trội các sản phẩm của Mỹ, châu Âu và Trung Quốc, lại kèm thêm nhiều ưu đãi về chuyển giao công nghệ nên chiến thắng là xứng đáng.

Nếu mua S-300, Thổ sẽ loại bỏ hệ thống phòng thủ NATO

Tạp chí quốc phòng Anh Jane’s Defence Weekly cho biết, gói thầu “Dự án tên lửa phòng không/phòng thủ tên lửa T-Loramids” của Thổ Nhĩ Kỳ có tổng giá trị lên tới 3,5 tỷ USD, nhằm trang bị các hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa cho 4 lữ đoàn, ít nhất bao gồm 12 tổ hợp phóng.

Đây là một lực lượng hùng hậu đối với 1 quốc gia NATO (nếu sử dụng tên lửa Mỹ hoặc châu Âu) nhưng nó sẽ là thảm họa nếu đó là lực lượng trang bị toàn hệ thống phòng không Nga.

Các chuyên gia quân sự phương Tây nhận định rằng, nếu Thổ Nhĩ Kỳ lựa chọn xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa (cả phòng thủ không gian) của mình xoay quanh hệ thống S-300VM của Nga thì đó sẽ mang lại hệ lụy rất lớn, trên tất cả các lĩnh vực đối với Mỹ-NATO.

Theo Đất việt

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast