Mỹ "giấu đầu", Afganistan lại "lòi đuôi"...

An ninh cho chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ ông Tillerson được chứng minh là do sự hồi sinh của Taliban.

Vừa qua, Ngoại trưởng Mỹ Rex W Tillerson có chuyến công du qua 4 nước gồm Afganistan, Arabia Saudi, Qatar và Iraq trong đó chuyến khởi hành đầu tiên là bí mật, chỉ công khai sau khi Ngoại trưởng đã sang nhà Saudi.

Đầu tiên phải nói rõ tại sao phải bí mật chuyến thăm tại Afganistan.

Tháng trước, hơn 50 tên lửa của những “kẻ nổi dậy Taliban” đã “hạ cánh” xung quanh sân bay Kabul và gần Đại sứ quán Hoa Kỳ để "đón tiếp" chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis cùng với nhà lãnh đạo hàng đầu của NATO đến với Tổng thống Afghanistan.

Không có mối đe dọa về tính mạng đối với Tổng thống Ashraf Ghani và khách của ông là Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis cùng Tổng thư ký NATO, Jens Stoltenberg, là những vị khách cao cấp đầu tiên đến dinh tổng thống kể từ khi chính quyền Trump công bố một “chiến lược Afganistan mới” một tháng trước đó.

Vì thế, bí mật chuyến thăm của một Ngoại trưởng như của Hoa Kỳ đến một vùng chiến sự như vậy là đương nhiên, không phải nhiều lời…Có điều giới truyền thông đã sơ suất khiến cho những điều cả 2 quốc gia muốn che đậy, muốn thông điệp cho những người quan tâm trở nên…hài hước.

Chuyện đó đã xảy ra trong chuyến thăm bí mật của Ngoại trưởng Mỹ đến Afganistan.

Đây là bức ảnh do Bộ ngoại giao Mỹ cung cấp cuộc họp giữa Ngoại trưởng Mỹ và Tổng thống Afganistan:

my giau dau afganistan lai loi duoi

Ảnh do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đăng tải.

Và, còn đây là ảnh do Văn phòng Tổng thống Afganistan đăng tải…

my giau dau afganistan lai loi duoi

Ảnh do Văn phòng Tổng thống Afganistan đăng tải

Từ 2 bức ảnh này, tờ New York Times có một câu bình rất dí dỏm: “Kabul, Afganistan – Đó là Kabul và nó không phải là Kabul. Có một đồng hồ và không có đồng hồ…”

Ngay sau chuyến thăm bí mật tới Afganistan của Bộ trưởng Ngoại giao Rex W. Tillerson đã được công bố công khai, Đại sứ quán Hoa Kỳ và văn phòng Tổng thống Ashraf Ghani đã đưa ra tuyên bố về cuộc họp có hiệu quả tại Kabul…

Vấn đề là cuộc họp không diễn ra ở Kabul mà diễn ra trong một căn phòng không có cửa sổ ở Bagram, một căn cứ quân sự Mỹ được bảo vệ kiên cố cách đó 90 phút lái xe ô tô.

Thông tin sai lạc, rõ ràng nhằm che giấu địa điểm thực sự cuộc gặp mặt, bị phản bội bởi những sự khác biệt trong những bức ảnh tương tự do người Mỹ và người Afganistan phát hành.

Cả hai đều cho thấy ông Tillerson và ông Ghani ngồi ở đầu phòng, hai màn hình truyền hình khổng lồ treo sau họ. Trên bàn cà phê giữa chúng là một bình nước nóng, hai ly và nước đóng chai. Các phái đoàn của họ ngồi đối diện nhau.

Nhưng phiên bản của văn phòng ông Ghani đã xóa đồng hồ số lớn hiển thị thời gian "Zulu time" - thuật ngữ quân sự cho Coordinated Universal Time và cảm biến báo động về lửa sau ông Tillerson và ông Ghani, những thiết bị thường có trong một cơ sở quân sự của Mỹ.

Văn phòng của ông Ghani đã không ngay lập tức trả lời các câu hỏi về lý do tại sao phiên bản của bức ảnh lại khác. Ông Tillerson và các nhân viên của ông, những người đã đi đến Iraq sau khi rời khỏi Afganistan, đã im lặng, không trả lời ngay lập tức cho các câu hỏi về sự khác biệt này.

my giau dau afganistan lai loi duoi

Hany Farid, một chuyên gia về pháp y ảnh và là giáo sư khoa học máy tính tại trường Đại học Dartmouth cho biết: "Không có nghi ngờ gì về bức ảnh này đã bị thao túng (Nghĩa là bức ảnh đã bị sửa đổi, thao túng).

Ông Farid nói phương pháp này có thể được thực hiện thông qua Photoshop, chỉnh sửa phần mềm có thể xóa các đối tượng và nạp lại.

Dây cáp treo trên tường cho phép đồng hồ và báo động cháy không bị che khuất hoàn toàn trong phiên bản thay đổi, thay vì xuất hiện để biến mất vào tường…

Tại sao lại có chuyện hài hước như vậy xảy ra? Đành rằng trong ngoại giao sẽ có nhiều sự cố hài hước, nhưng sự cố này rõ ràng là nhằm để che đậy một điều mà khiến dư luận nghi ngờ…

Trước hết, mối quan ngại về an ninh cho chuyến thăm của một người có tầm ảnh hưởng cao là ông Tillerson được chứng minh là do sự hồi sinh của Taliban.

Mười sáu năm Mỹ -NATO tiến hành chống khủng bố tại Afganistan đã không thành công. Mỹ-NATO không “bình định” được Afganistan khi Taliban ngày càng mạnh. Dù đã sử dụng cả “bom cha” nhưng, bất cứ đâu trên Afganistan an ninh, an toàn cho quân Mỹ-NATO vẫn không được bảo đảm…

Cuối cùng, chính quyền của Tổng thống Afganistan muốn chứng tỏ rằng, Kabul là nơi an ninh, an toàn, chính phủ vẫn đang kiểm soát hoàn toàn đất nước…Afganistan vẫn trong tầm kiểm soát, vẫn không bị sụp đổ…

Tất nhiên, người ta cần che đậy những điều cần che đậy và phô trương những gì cần phô trương…có điều Mỹ “giấu đầu” mà Afganistan là để “lòi đuôi” như thế này thì thật là hài hước và phản tác dụng.

Theo Lê Ngọc Thống/Đất việt

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast