Nga cười mếu vì khủng hoảng Qatar

Tình trạng dư cung dầu khí toàn cầu còn tồn tại trong năm nay, trong khi Nga đang là nước xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt lớn nhất thế giới.

Theo dữ liệu của Dow Jones, kết thúc phiên giao dịch ngày 14/6, hợp đồng giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 7 trên sàn Nymex lao dốc 1,73 USD (3,7%) xuống 44,73 USD/thùng, mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 14/11/2016.

Trong khi đó dầu Brent biển Bắc giao tháng 8/2017 tại London giảm 1,72 USD (3,5%) xuống 47,00 USD/thùng.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết dự trữ dầu của Mỹ đã giảm 1,7 triệu thùng trong tuần vừa qua xuống còn 511,5 triệu thùng.

Tuy nhiên, lượng dự trữ xăng lại tăng 2,1 triệu thùng lên 242,4 triệu thùng, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

EIA cảnh báo, trình trạng dư cung toàn cầu còn tồn tại trong năm nay.

nga cuoi meu vi khung hoang qatar

Giá dầu liên tục xuống thấp thời gian qua

Thời gian qua, giá dầu thế giới liên tục hạ thấp do cuộc khủng hoảng Qatar.

Có lo ngại rằng sự rạn nứt chính trị giữa Qatar và nhiều quốc gia vùng Vịnh sẽ làm suy yếu nỗ lực thúc đẩy của OPEC nhằm thắt chặt thị trường dầu thế giới.

Giá dầu giảm không phải là tin vui vẻ gì đối với Nga bởi Moscow đang là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt, chiếm tới 13,2% lượng xuất khẩu dầu mỏ thế giới và 18,9% lượng xuất khẩu khí đốt thế giới.

Sản lượng khai thác dầu mỏ tại Nga cũng tăng năm thứ 8 liên tiếp, trong đó năm 2016 đã thiết lập mức kỷ lục mới thời hậu Xô viết với 11,2 triệu thùng/ngày.

Theo dự báo của Thứ trưởng Bộ Tài chính Nga, Vladimir Kolychev, giá dầu sẽ lại giảm về mức 40 USD/thùng sau khi thỏa thuận cắt giảm sản lượng giữa OPEC và các nước ngoài OPEC kết thúc vào quý 1/2018, và Bộ Phát triển kinh tế Nga sẽ phải xem xét lại các dự báo vĩ mô.

Theo Đất việt

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast