Cầm cự trong cơn biến động

Bên cạnh những khó khăn chung mà bất cứ doanh nghiệp (DN) nào cũng phải đối mặt, Cty CPXNK Thủy sản Nam Hà Tĩnh hiện đang điêu đứng vì tình trạng nguồn nguyên liệu bị thiếu hụt trầm trọng. Nhiều giải pháp được DN lựa chọn những mong sớm vượt qua mọi khó khăn.

Chưa bao giờ, chế biến hảng thủy sản xuất khẩu lại bi đát như giai đoạn hiện nay. Giá cả các mặt hàng phục vụ sản xuất như điện, nước tăng chóng mặt, trong khi nguyên liệu đầu vào lại trở nên khan hiếm hơn bao giờ hết. Nhiều DN chế biến thủy sản xuất khẩu ngừng hoạt động. Thậm chí có DN phải tuyên bố phá sản. Cả miền Bắc giờ chỉ còn lại 2 DN trong lĩnh vưc này, đó là Cty CPXNK Thủy sản Quảng Ninh và Cty CPXNK Thủy sản Nam Hà Tĩnh.

Công nhân CtyCPXNK Thủy sản Nam Kỳ Anh trên dây chuyền chế biến susi- món ăn truyền thống của người dân Nhật Bản.
Công nhân CtyCPXNK Thủy sản Nam Kỳ Anh trên dây chuyền chế biến susi- món ăn truyền thống của người dân Nhật Bản.

Thế mới biết trong cuộc cạnh tranh giành giật nguồn nguyên liệu và thị trường phần thắng luôn thuộc về DN mạnh. Dù không bị “loại” khỏi “sân” chơi nhưng nguyên liệu chế biến hàng xuất khẩu của Cty cũng dần bị thu hẹp. Giám đốc Cty CPXNK Thủy sản Nam Kỳ Anh Nguyễn Mạnh Tường thất vọng cho biết : “ Nguyên liệu sản xuất của DN càng ngày càng trở nên khan hiếm. Những năm trước còn thu mua được trong tỉnh. Nay, chúng tôi phải mở rộng thu mua tại các tỉnh lân cận như Quảng Bình, Nghệ An và các tỉnh xa hơn nữa nhưng vẫn không thể đáp ứng được yêu cầu. Mất mùa là nguyên nhân chủ yếu ”.

Thiếu nguyên liệu sản xuất, hệ lụy kéo theo thật nặng nề. Không chỉ ảnh hưởng đến thu nhập người lao động mà từ đầu năm đến nay dây chuyền sản xuất của Cty CPXNK Thủy sản Nam Kỳ Anh thường xuyên bị gián đoạn. Kế hoạch 1000 tấn trong năm 2011 đến thời điểm này mới chỉ đạt 50%.

Tuy nhiên để đạt được con số này, “ Cty cũng đã năng động mở rộng mạng lưới thu mua sang các nước Đông Nam Á như: Indonesia, Mianma, Thái Lan…Dù giá cả đắt hơn do chi phí vận chuyển nhưng để duy trì việc làm và giữ chữ tín với khách hàng nên đành phải chấp nhận” ông Tường cho biết thêm. Đây chỉ là giải pháp tình thế, bởi chế biến hàng ăn xuất khẩu đòi hỏi rất khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với thị trường Nhật Bản.

Chỉ cần một sơ suất nhỏ lập tức cả lô hàng bị trả lại, thiệt hại có khi lên đến hàng triệu USD. Tìm nguồn hàng để chế biến không dễ, nhưng để có nguyên liệu “sạch” vấn đề lại trở nên nan giải hơn nhiều. Thế nên, đối với nguyên liệu có nguồn gốc từ nước ngoài Cty đã rất cẩn trọng trong ký kết hợp đồng thu mua và lụa chọn rất kỹ lưỡng

Bên cạnh đó, Cty còn ký kết làm gia công cho đối tác nước ngoài nhằm tạo thêm việc làm cho người lao động, bằng cách nhận nguyên liệu từ các nước châu Mỹ rồi chế biến xuất khẩu sang Nhật Bản. Dù chế biến gia công lợi nhuận không nhiều nhưng ít ra cũng giúp DN tháo gỡ một phần khó khăn.

“thắt lưng buộc bụng” là giải pháp được lưa chọn đối với nhiều DN trong thời điểm khó khăn. Cty CPXNK Thủy sản Nam Hà Tĩnh cũng không ngoại lệ. Tiết kiệm điện, nước và các chi phí không cần thiết đều chung một mục tiêu: Tăng thu nhập thêm cho người lao động. Cùng với các biện pháp tiết kiệm, Cty còn mở rộng các mạng lưới tiêu thụ sản phẩm nội địa. Có thể nói, nhu cầu ẩm thực của thị trường trong nước được nâng tầm khi chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Do đó, bên cạnh những điểm thu mua, Cty còn mở ra khá nhiều đại lý tiêu thụ sản phẩm.

XKLĐ là một trong những lĩnh vực có thể đem lại không chỉ tăng thu nhập mà còn có ý nghĩa sống còn với thương hiệu của Cty, thế nên bằng chính sách “2 trong 1” nhiều công nhân được lụa chon sang lao động tại Nhật Bản. Ngoài việc tăng thu nhập cho gia đình số lao động này khi về nước sẽ trở thành những trụ cột trong sản xuất do quá trình cọ xát theo phương thức sản xuất ở một nước công nghiệp phát triển.

Chưa thể nói là, những giải pháp đồng bộ đã được triển khai mang lại nhiều hiệu quả nhưng ít ra cho đến thời điểm này doanh thu của đơn vị cũng đạt xấp xỉ 70 tỷ đồng, một con số ổn định từ năm 2004 đến nay. Thu nhập bình quân người lao động mới chỉ dừng lại từ 2-2,5 triệu đồng/ngươi/tháng. Nhưng đội ngũ CBCNV vẫn tin tưởng vào sản lượng sản xuất trong năm 2012 khi bài toán nguyên liệu đã có nhiều tín hiệu vui vì có thêm nhiều hợp đồng trong nước được ký kết.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast