Cần quan tâm tăng tín dụng ở khu vực nông thôn.

Vừa qua, chỉ trong vòng 1 tuần đầu tháng 12-201, Hà Tĩnh có thêm 2 ngân hàng ACB và Maritime Bank khai trương hoạt động, đưa số chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn lên 12 đơn vị. Đó là một tín hiệu đáng mừng vì từ nay các tổ chức, cá nhân trong tỉnh có thêm địa chỉ thuận lợi trong việc gửi và vay vốn, góp phần phát triển kinh tế-xã hội.

NN-PTNT chi nhánh Voi (Kỳ Anh) tạo thuận lợi cho nhiều tổ chức, cá nhân khu vực nông thôn vay vốn.
NN-PTNT chi nhánh Voi (Kỳ Anh) tạo thuận lợi cho nhiều tổ chức, cá nhân khu vực nông thôn vay vốn.

Tuy nhiên qua tìm hiểu thực tế, chúng tôi vẫn thấy nhiều người nêu kiến nghị cần quan tâm để tăng tín dụng ở khu vực nông thôn.

Kinh tế nông nghiệp và thị trường nông thôn hiện nay ở Hà Tĩnh vừa đi vào sản xuất hàng hoá nhưng chưa gắn kết với thị trường, sức cạnh tranh thấp và hiệu quả chưa cao; cơ sở kinh tế còn nghèo, hơn nữa vốn tích luỹ của hộ để đầu tư không được nhiều, đòi hỏi có nguồn vốn lớn đầu tư tập trung, đủ sức thúc đẩy các ngành sản xuất và dịch vụ ở nông thôn. Qua tính toán của ông Bùi Văn Tùng (Can Lộc) và nhiều người khác, nếu duy trì tốc độ đầu tư như hiện nay thì khó có thể đạt được mục tiêu xây dựng nông thôn mới từ nay cho đến năm 2020. Vậy làm gì để các tổ chức tín dụng(TCTD) đầu tư nhiều vào lĩnh vực này?

Theo ông Bùi Văn Tùng thì cần có cơ chế khuyến khích các TCTD cùng mở rộng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, vì hiện nay địa bàn này chủ yếu là Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng N0-PTNT, các ngân hàng khác nếu có chỉ đầu tư vào vùng ven thành phố; ngoài ra còn có 17 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở nhưng quy mô hoạt động nhỏ, vốn huy động, doanh số, dư nợ cho vay trong những năm qua tăng trưởng thấp. Do đó để mở rộng đầu tư thì các ngân hàng cần mở rộng chi nhánh, phòng giao dịch tại các huyện, khu vực kinh tế nông thôn; thành lập thêm một số Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ở những nơi có nhu cầu khi hội đủ điều kiện cần thiết, đồng thời mở rộng quy mô hoạt động các quỹ hiện có. Chỉ khi có bộ máy ở nông thôn thì mới có điều kiện phục vụ tại chỗ, tạo sự cạnh tranh giữa các TCTD, mới mở rộng hoạt động huy động vốn, cho vay và cung ứng các tiện ích ngân hàng cho các thành phần kinh tế ở nông thôn.

Bên cạnh đó, cần thực hiện tốt việc cho vay theo lãi suất thoả thuận nhằm tạo điều kiện đầu tư vốn tín dụng nhiều hơn vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, theo cơ chế này, TCTD xác định lãi suất cho vay trên cơ sở cung cầu vốn thị trường và mức độ tín nhiệm đối với khách hàng. Do cho vay ở nông thôn chủ yếu là cho hộ sản xuất vay, món vay nhỏ, địa bàn hoạt động rộng nên tiềm ẩn nhiều rủi ro; vì vậy TCTD có thể lựa chọn mọi khách hàng và những phương án sản xuất kinh doanh nhiều cấp độ rủi ro khác nhau để cho vay với lãi suất thoả thuận hợp lý.

Có dịp trao đổi với nhiều chủ doanh nghiệp ở thành phố Hà Tĩnh và các huyện Thạch Hà, Đức Thọ, Kỳ Anh…họ thiết tha mong muốn tỉnh sớm cho ra đời Quỹ bảo lãnh các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Quỹ này được xây dựng điều lệ hoạt động hướng về nông thôn, chủ yếu phục vụ các doanh nghiệp, hộ sản xuất, trang trại ở địa bàn nông thôn, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều tổ chức, cá nhân vay vốn với số lượng lớn hơn tại các TCTD.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast