Cây kiệu - hướng thoát nghèo cho bà con miền núi Kỳ Anh

Nhờ chi phí đầu tư thấp, thích ứng được điều kiện khí hậu khắc nghiệt ở miền núi, mấy năm trở lại đây, cây kiệu đã trở thành cây xoá đói giảm nghèo và mở ra hướng phát triển mới cho bà con nông dân các xã miền núi Kỳ Anh - Hà Tĩnh.

Nhờ chi phí thấp, lại thích ứng được điều kiện khắc nghiệt của thời tiết, cây kiệu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân Kỳ Sơn - Kỳ Anh.

Nhờ chi phí thấp, lại thích ứng được điều kiện khắc nghiệt của thời tiết, cây kiệu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân Kỳ Sơn - Kỳ Anh.

Chúng tôi có mặt tại xóm Sơn Trung 2- xã Kỳ Sơn, vào những ngày giữa tháng mười. Trên khắp các sườn núi Kỳ Sơn ngưòi nông dân nới đây đang hăm hở chăm bón cho cây kiệu trong giai đoạn trưởng thành.

Anh Nguyễn Trung Thành ở xóm Sơn Trung 2 cho biết, năm nay gia đình anh trồng được 5 sào kiệu, vào thời điểm này anh đang tập trung bón lót cho cây sinh trưởng, ước tính đến mùa thu hoạch cây kiệu sẽ mang về cho gia đình anh gần 10 triệu đồng / mùa. Theo anh Trung thì kiệu là cây trồng ngắn ngày, cho thu nhập cao. Kỹ thuật trồng kiệu rất đơn giản, chỉ cần làm sạch cỏ trên mặt luống, tưới đủ ẩm là cây mọc nhanh, khoẻ và củ to. Sau trồng một tháng thì dỡ rạ ra xới xáo, vun gốc kết hợp với bón phân thúc cho kiệu rồi lại phủ rạ trở lại như củ nhằm hạn chế cỏ dại mọc, vừa giữ cho đất tơi xốp giúp cho kiệu đẻ nhánh và hình thành củ dễ dàng. Ngoài lượng phân bón lót cần phải bón thúc cho kiệu 2- 3 lần, mỗi lần cách nhau 12 – 15 ngày với lượng phân từ 35 – 40 kg urê + 8 –10 kg kali bằng cách hoà nước tưới vào gốc hoặc kết hợp làm cỏ, rắc phân giữa các hàng rồi vun gốc.

Cũng theo anh Trung, kiệu là loại cây trồng ngắn ngày, dễ trồng, ít phải đầu tư, nhanh cho thu hoạch và đem lại giá trị kinh tế khá cao. Mỗi héc-ta nếu thâm canh tốt có thể cho 30 – 40 tấn củ, vào thời cao điểm mỗi hec- ta kiệu cho thu nhập hơn 60 triệu đồng, cây kiệu chế biến được nhiều loại thực phẩm. Hiện nay nhu cầu kiệu trên thị trường rất lớn nên dễ bán, giá lại cao, chưa đến mùa thu hoạch nhưng các thương lái đã đến đặt mua.

Bà Hồ Thị Luỹ - xóm trưởng Sơn Trung 2 cho biết, trước đây khoai là cây trồng chủ yếu của bà con trong mùa đông, nhưng do hiệu quả kinh tế thấp nên đa số hộ dân trong xóm đã chuyển sang trồng cây kiệu. Hiện Sơn Trung 2 có 100 gia đình chiếm 2/3 dân số của xóm trồng cây kiệu trong vụ mùa này. Nhờ chuyển đổi cây trồng từ trồng ngô, khoai đông nên đời sống của người dân trong xóm từng bước ổn định

Ông Nguyễn Văn Long -chủ tịch UBND xã Kỳ Sơn cho biết thêm, do ảnh hưởng của bão số 9 nên tình hình sản xuất vụ đông trên địa bàn bị ảnh hưởng nghiêm trọng, 13 ha cây ngô, hàng chục héc-ta khoai đông, đậu bị hư hại. Thêm vào đó cây sắn ( cây trồng chủ lực của bà con) khó tiêu thụ nên người dân bắt đầu chuyển sang trồng kiệu. Mặc dù toàn xã đã trồng được hơn 14 hec- ta cây kiệu, nhưng so với diện tích đất đồi của xã thì đang khiêm tốn, do đó chính quyền xã đang tập trung chỉ đạo, khuyến khích người dân mở rộng diện tích trồng kiệu, xây dựng các vùng thâm canh nhằm nâng cao năng suất tạo thu nhập ổn định cho bà con.

Trao đổi với chúng tôi về hướng phát triển của các cây vụ đông trên địa bàn Kỳ Anh trong thời gian tới, bà Võ Thị Thìn- Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Kỳ Anh cho biết: “ Kỳ Anh là huyện miền núi, số diện tích đất đồi của địa phương chưa tận dụng đang còn nhiều. Sắp tới, chúng tôi sẽ tiến hành xây dựng đề án phát triển các loại cây trồng vụ đông có sức chống chọi với điều kiện khắc nhiệt của thời tiết, trong đó ưu tiên cây kiệu. Qua khảo nghiệm một số mô hình ở Kỳ Sơn, nếu được quan tâm và đầu tư kỹ lưỡng thì cây kiệu sẽ trở thành cây thoát nghèo cho bà con các xã miền núi".

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast