Hơn 1.500 héc-ta lúa hè thu ở Lộc Hà… khát nước!

Đợt nắng hạn xẩy ra ở rỉnh ta đã, đang làm mực nước trên các sông, kênh, hồ thuỷ lợi xuống thấp. Hơn 1.500 héc-ta lúa hè thu ở Lộc Hà đang đối diện với nguy cơ không thể xuống đồng vì thiếu nước tưới. Nếu tình hình này tiếp tục kéo dài thêm 5- 7 ngày, Phòng NN&PTNT Lộc Hà lo ngại vụ sản xuất hè thu năm nay sẽ trắng tay.

Có mặt tại xã An Lộc (Lộc Hà) vào những ngày đầu tháng 6, khi thời tiết tiếp tục có chiều hướng diễn biến phức tạp, đã hơn 5 gờ chiều nhưng nắng vẫn gắt, gió tây nam rát nóng, dọc đường kênh mương khô rang, những khóm mạ khô héo sắp chuyển màu. Trên các cánh đồng bà con nông dân đang cố chắt chiu từng giọt nước để tưới cho số mạ bắc quá ngày nhưng chưa thể xuống đồng. Anh Trần Văn Dũng ở xóm 2 bó gối nhìn đám mạ ngã vàng sầu rỉ: “ Vụ hè thu năm nay gia đình dự tính gieo cấy 1,5ha lúa, sau khi thu hoạch xong vụ sản xuất đông xuân chúng tôi đầu tư hơn 1 triệu đồng mua 20 kg giống Nhị ưu 838 (giống lai Trung Quốc) với hy vọng sẽ có một vụ sản xuất thắng lợi, nhưng tình trạng nắng nóng kéo dài chắc vụ này không được cấy”.

Bà con nông dân xóm 5 (Tân Lộc) tận dụng triệt để nguồn nước để phục vụ bơm, tát cứu mạ gieo cây hè thu.
Bà con nông dân xóm 5 (Tân Lộc) tận dụng triệt để nguồn nước để phục vụ bơm, tát cứu mạ gieo cây hè thu.

Ông Nguyễn Đình Thanh- Phó Chủ tịch UBND xã An Lộc cho biết, sau khi thu hoạch xong lúa đông xuân, xã đã huy động bà con nhân dân ra quân tiến hành nạo vét, khơi thông hệ thống kênh dẫn, trục lạch. Trong chiến dịch này, xã đầu tư hơn 100 triệu đồng để tu sữa, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi sẵn sàng phục vụ nước tưới cho 125 hec-ta lúa hè thu trên địa bàn. Ngoài ra bà con nông dân ở các xóm chủ động liên hệ với các đơn vị cung ứng nhiều giống lúa mới có năng suất cao, đủ khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết khắc nhiệt nhằm đảm bảo cho vụ hè thu thắng lợi. Tuy nhiên đến thời điểm này những nỗ lực của chính quyền và bà con nông dân ở đây đang dần bị “đốt cháy”.

Ông Thanh cho biết thêm, để cứu mạ, đảm bảo gieo cấy lúa hè thu chúng tôi đã yêu cầu công ty thuỷ nông xã thêm nước, nhưng một thực tế đáng buồn là khi có nước thì điện ở đây lại không có hoặc nước mới bơm được vài tiếng thì bị cắt điện, trong điều kiện nắng nóng kéo dài, ruộng đồng khô héo, nứt nẻ, nước dễ bốc hơi, thành ra bơm, hiệu quả bơm, xã nước chẳng đâu vào đâu, nguy cơ bị nhiễm mặn là rất lớn. Tình trạng khô hạn kéo dài, hai trạm bơm của xã vừa được tu sữa với công suất 1.800m3/ giờ cũng đành nằm chóc vó, hàng trăm triệu đồng tiền thóc giống của bà con đứng trước nguy cơ mất trắng.

Thiếu nước, mất điện một trạm bơm ở An Lộc ( Lộc Hà) trở thành chỗ vui đùa của lũ trẻ
Thiếu nước, mất điện một trạm bơm ở An Lộc ( Lộc Hà) trở thành chỗ vui đùa của lũ trẻ

Ông Đặng Văn Hiển - trưởng phòng nông nghiệp Lộc Hà cho biết, vụ hè thu năm nay toàn huyện gieo cấy trên diện tích 1.800ha, song vào thời kỳ cao điểm chăm sóc mạ và gieo cấy thì thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài, mực nước ở hồ Khe Hao, Đồng Hố chỉ còn 20 % trữ lượng so với dung tích thiết kế, nguồn nước trên sông Nghèn xuống thấp, nên tình trạng khô hạn, thiếu nước trầm trọng đã xuất hiện ở một số địa phương như Bình Lộc, An Lộc, thịnh Lộc, Tân Lộc… trong vài ngày tới nếu không có mưa thì số mạ đến ngày gieo cấy sé bị hỏng. Mặc dù huyện đã có chủ trưởng chuyển đổi một số diện tích trồng lúa sang trồng hoa màu nhưng nắng nóng kéo dài cây hoa màu cũng khó sinh trưởng, phát triển.

Được biết, Lộc Hà là một trong những địa phương chủ yếu trông chờ nguồn nước từ sông Nghèn, những năm qua chính quyền và bà con nơi đây đã đầu tư hàng trăm triệu đồng để nâng cấp, cải tao hệ thống kênh mương thuỷ lợi nội đồng, nhưng do quá trình sử dụng lâu dài, nên hệ thống kênh mương xuống cấp cộng với việc buông lỏng quản lý, điều hành lỏng lẻo nên nhiều công trình nhanh chống xuống cấp, phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp dặt hiệu quả thấp

Trước tình hình khô hạn có thể kéo dài, UBND huyện Lộc Hà đã triển khai nhiều phương án chống hạn cho lúa hè thu như nạo vét kênh, tiết kiệm nước, điều tiết lại nguồn nước, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra chỉ đạo, đề nghị các xã cân đối lại nguồn nước, chủ động phối hơp với các đơn vị quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi có nguồn nước để cấp và tạo nguồn chống hạn; yêu cầu ngành điện cân đối nguồn năng lượng phân bổ, ưu tiên tối đa cho việc cung cấp điện cho các trạm bơm hoạt động với công suất 24/24 để cứu lúa kịp thời, tránh gây lãng phí nguồn nước trong thời điểm chống hạn.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast