“Huyền thoại” Kazu Miura: Chuyện về “trò hề nước Ý” và giấc mơ của người Nhật

Miura đã kí với Yokohama FC khi tiền đạo này đã 50 tuổi và trong suốt 32 mùa giải chuyên nghiệp của cuộc đời mình, ông đã giành không ít vinh quang. Thế nhưng ít ai biết rằng, danh thủ người Nhật Bản từng khởi nghiệp ở Brazil rồi phiêu bạt sang các nền bóng đá tại trời Âu. Và Serie A là một trong số đó...

huyen thoai kazu miura chuyen ve tro he nuoc y va giac mo cua nguoi nhat

Nói đến việc các cầu thủ Nhật Bản từng thi đấu tại Serie A, gần đây người ta sẽ nhớ đến những cái tên như "Ronaldo Châu Á" Morimoto, Nakamura của AS Roma giành Scudetto năm 2001 hay Nagatomo, Nataka,...

Nhưng "ông tổ" của những cầu thủ Nhật Bản từng chơi tại Serie A phải là Kazuyoshi Miura - cầu thủ sinh năm 1967, lớn lên ở quận Shizuoka. Ông bắt đầu chơi tại Serie A từ mùa 1994-95, dù cho năm ấy, Miura không thành công cho lắm với Genoa.

Khi đến với Genoa, Miura đang là cầu thủ thuộc "hàng tuyển" của Châu Á. Ông được vinh danh là Cầu thủ hay nhất châu lục năm 1993 và đã cùng ĐTQG Nhật Bản suýt giành tấm vé đến World Cup 1994 tại Mỹ. Cả nước Nhật khi ấy đều gọi Miura là anh hùng, một hình tượng của dân tộc. Một lời đề nghị lên đến 9 con số để chơi cho Tokyo Verdy, tuy nhiên Miura đã từ chối và quyết định chọn nước Ý xa xôi.

Tuy nhiên khi đó, Genoa không quá coi trọng tiền đạo người Nhật này về mặt chuyên môn mà với CLB nước Ý, bản hợp đồng của Miura mang ý nghĩa thương mại nhiều hơn. Tiền đạo xứ "Mặt trời mọc" có thể được cho mượn miễn phí đến bất kì CLB nào ở Ý và tiền lương của Miura được trả bởi các nhà tài trợ Nhật Bản quan tâm đến phi vụ này. Vào lúc đó, công ty truyền hình của Nhật Bản - Fuji Television là nhà tài trợ chính cho Miura bởi hãng này là đơn vị truyền hình độc quyền phát sóng các trận đấu của Genoa ở Nhật.

Miura có lần ra mắt đầu tiên tại Ý vào ngày 4.9.1994 trong cuộc đón tiếp AC Milan. Đẳng cấp của Serie A bấy giờ đã khiến Miura gặp khó, điển hình là những lần đối đầu với huyền thoại Franco Baresi của Milan. Trong số những pha va chạm ấy giữa hai người, Miura bị tác động vào giữa mặt, nằm bất động trên sân và được chuyển đến bệnh viện, chuẩn đoán gãy mũi.

huyen thoai kazu miura chuyen ve tro he nuoc y va giac mo cua nguoi nhat

Sau này, hai người đã có cuộc hội ngộ trong trận đấu từ thiện. Baresi (đầu hói), Miura (tóc bổ luống).

Trở về sau trận thua Milan, Genoa đối đầu với Cremonese rồi đến trận Derby cùng Sampdoria. Và NHM Nhật Bản sẽ mãi không quên bàn thắng thắng đầu tiên trên đất Ý do Miura ghi vào lưới Sampdoria, đáng tiếc ở trận đó, Genoa vẫn thua 2-3. Từ đó đến cuối mùa giải, Miura có tổng cộng 24 lần ra sân, chỉ ghi được 3 bàn và Genoa xuống hạng. Miura quyết định quay về Nhật Bản.

Thời còn ở Ý, Miura luôn là tâm điểm dù ông không thi đấu xuất sắc. Phóng viên, báo đài thường soi mỗi cuộc họp báo để thấy được sự vô tư của Miura khi tiền đạo này không hiểu tiếng Ý, qua đó cho rằng ông là một thương vụ trò hề. Dù rằng đã chơi tại Brazil và Châu Âu, tuy nhiên chừng đó vẫn chưa đủ để đá ở Serie A, và Miura luôn được quan tâm vì những câu chuyện ngoài lề như thế.

Sau khi rời Ý, Miura quay trở lại Nhật Bản rồi lại tiếp cục cuộc phiêu bạt của mình. Ông chơi cho Dinamo Zagreb năm 1999 như cũng với tình trạng như Genoa. 6 tháng thất bại ở Croatia, Miura được cho mượn sang Úc để đá cho Sydney FC, và rồi 3 tháng cuối tại Sydney cũng là lần cuối cùng Miura đá ngoài Nhật Bản.

huyen thoai kazu miura chuyen ve tro he nuoc y va giac mo cua nguoi nhat

Kazuyoshi Miura trong những ngày tại Úc. Ảnh: Sydney FC.

2005, Miura về hẳn Yokohama FC và từ đó đến nay, ông không chuyển CLB nữa. 50 tuổi, Miura vẫn chạy như thời đôi mươi, thể hình không "xập xệ" như những người cùng trang lứa.

Cuộc hành trình của Miura vẫn tiếp tục. Hy vọng rằng khán giả Ý không còn coi Miura là trò hề nữa mà hãy coi ông từng là một chàng trai với niềm đam mê cháy bỏng, bất chấp hành trình xa xôi, vượt châu lục để thực hiện ước mơ của mình.

Một người đã 50 tuổi, nhưng vẫn yêu và cống hiến hết mình cho bóng đá bằng tình yêu chân thành nhất, đó là những gì người ta thấy ở Miura và đó cũng là lý do tại sao với người Nhật Bản, ông là "King Kazu".

Theo Lao động

Chủ đề AFF Cup

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast