IMPP Hà Tĩnh đã sẵn sàng với Dự án IFAD 3

Ngày 22/6 vừa qua, Chính phủ Vương quốc Bỉ đã ký kết với Chính phủ Việt Nam Hiệp định hợp tác với khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 60 triệu Euro, trong đó Hà Tĩnh được ưu tiên một dự án 10 triệu ÚSD, tập trung vào các lĩnh vực: nước sạch và VSMT, quản lý nhà nước. Nỗi lo về tương sau khi dự án IMPP kết thúc vào cuối năm 2012 đã được giải tỏa.

Nỗ lực không mệt mỏi của IMPP về việc tìm kiếm một dự án kế tiếp cuối cùng cũng được đền đáp. Sau hộ nghị CG, tại buổi làm việc với IMPP, Phó Đại sứ Vương quốc Bỉ, ngài Luc De Backer cho rằng: “Thông thường phải có những cuộc tiếp xúc sau đó mới hình thành các dự án nhưng may mắn là trong tay chúng tôi đã có những tài liệu đáng tin cậy. Đó là cơ sở để chúng tôi thuyết phục Chính phủ Bỉ và các cơ quan chức năng Việt Nam. Chưa thực sự là một cam kết ở thời điểm đó nhưng đúng 1 tuần sau Hiệp định hợp tác đã được ký kết giữa hai Chính phủ trong sự hoan hỉ của nhiều người".

Mô hình trồng dưa đỏ chất lượng cao ở xã Kỳ Hoa (Kỳ Anh) do IMPP hỗ trợ
Mô hình trồng dưa đỏ chất lượng cao ở xã Kỳ Hoa (Kỳ Anh) do IMPP hỗ trợ

TP Hà Tĩnh và TX Hồng Lĩnh là 2 địa phương được ưu tiên thực hiện dự án này. Không dừng lại ở đó, một dự án có quy mô lớn cũng sẽ được triển khai tại Hà Tĩnh bắt đầu từ năm 2013. Tổng số vốn đầu tư, thời gian thực hiện dự án sẽ kéo dài trong bao lâu thì chưa ai biết cụ thể, chỉ biết là: “Nguồn vốn có thể gấp đôi hoặc hơn thế nữa. Tất nhiên dự án mới chỉ được ký kết không đơn giản khi dự án cũ kết thúc mà nhà đầu tư chỉ “móc” hầu bao khi biết rằng dự án ấy đã thực hiện tốt” - Giám đốc IMPP Phan Thành Biển cho biết.

Nhiệm vụ đặt ra với IMPP vì thế cũng trở nên nặng nề hơn khi vừa phải triển khai lập dự án đón nhận các nhà đầu tư, IMPP lại phải hoàn thành phần việc còn lại của mình sao cho đạt hiệu quả tối ưu. Tuy nhiên, cũng theo ông Biển thì "một BQL cùng lúc thực hiện 2 hay 3 dự án là điều bình thường và đương nhiên chúng tôi sẽ làm tốt”. Lời khẳng định này liệu có quá sớm?. Có lẽ sự tự tin này có được xuất phát từ đánh giá chung của Đoàn Giám sát IFAD. 4 tiểu hợp phần (hỗ trợ cơ hội thị trường cấp xã; hỗ trợ việc làm/doanh nghiệp và phát triển thị trường; cung cấp tài chính; điều phối dự án) đều được đoàn đánh giá tốt và rất tốt. Như thế không có nghĩa là không có tồn đọng cần tập trung làm tốt. Hiện kinh phí dự án vẫn còn khoảng 86 tỷ đồng, IMPP phải hoàn thành kế hoạch chi tiết đầu tháng 8 trình UBND tỉnh phê duyệt.

Ưu tiên của IMPP trong chương trình hành động của mình trong thời gian tới là xây dựng một chiến lược tập trung vào những nhu cầu đặc biệt của các nhóm yếu thế và xác định các biện pháp can thiệp. Những can thiệp này tập trung vào nhu cầu của các hộ nghèo và cận nghèo; Hỗ trợ việc nhân rộng quy trình MoSEDP (lập kinh tế- xã hội có sự tham gia của thị trường) ra 44 xã còn lại; thúc đẩy mối quan hệ đối tác giữa nông dân và các doanh nghiệp kinh doanh dựa trên việc nhân rộng các mô hình thành công để mở rộng cơ hội thị trường cho các sản phẩm và cơ hội việc làm cho nông nhiệp và phi nông nghiệp trong các xã dự án; hướng quan tâm vào lợi ích người nghèo.

Đến nay, mọi việc vẫn nằm trong tầm kiểm soát của IMPP. Tuy nhiên, trong số này khó nhất vẫn là lập MoSEDP vì liên quan đến thể chế. Vì thế cần sự vào cuộc nhiệt tình của các cấp các ngành. May mắn là trong giai đoạn hiện nay tỉnh đang tập trung vào xây dựng nông thôn mới nên có sự tác động tương hỗ của hai chương trình.

Hướng tới mục tiêu đón đầu cho những dự án lớn sẽ triển khai vào Hà Tĩnh IMPP quyết tâm khắc phục những tồn tại trong quá trình thực hiện dự án nhằm củng cố long tin với các nhà đầu tư. Thời gian còn lại không nhiều nhưng kết quả đạt được hôm nay sẽ là nền tảng là động lực giúp IMPP đạt được mục tiêu của mình.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast