Nước mặn lên cống Trung Lương: Hơn 10 nghìn ha lúa đông - xuân trước nguy cơ thiếu nước!

Cống Trung Lương là nơi điều tiết nước ngọt từ sông Lam vào hệ thống sông Nghèn để cung cấp cho nước tưới cho trên 10 nghìn ha lúa, hàng nghìn ha đất nông nghiệp và nước sinh hoạt của hàng vạn hộ dân thị xã Hồng Lĩnh và các huyện Đức Thọ, Can Lộc, Lộc Hà và một phần Bắc Thạch Hà.… Những ngày gần dây, nước mặn trên sông Lam liên tục xâm thực dến cống Trung Lương với nồng độ mặn cao hơn gấp nhiều lần so với mức độ cho phép nên hơn chục nghìn ha lúa đông xuân đang đứng trước nguy cơ thiếu nước.

Nước mặn liên tục xuất hiện tại cống Trung Lương

Nước mặn liên tục xuất hiện tại cống Trung Lương

Cống Trung Lương là “cửa” ngăn mặn giữ ngọt. Khi mở cống, nước ngọt từ Sông Lam tràn vào dâng đầy hệ thống sông Nghèn để cung cấp nước tưới và nước sinh hoạt cho thị xã Hồng Lĩnh và các huyện Đức Thọ, Can Lộc, Thạch Hà, Lộc Hà… Bao đời nay vẫn thế, dòng nước ngọt từ sông Lam như mạch nguồn sữa mẹ nuôi sống quê nghèo Hà Tĩnh. Trong lịch sử, nước mặn đã hai đợt “ghé thăm” cống Trung Lương; một đợt bắt đầu vào ngày 5-5-1994 và một đợt bắt đầu 27-4-2005với thời gian mỗi đợt kéo dài khoảng gần 1 tháng. Bẳng đi một thời gian khá dài, đột nhiên vào đầu tháng 3-2010, nước mặn lại “hăm lại” cống Trung Lương với nồng độ có ngỳa lên đến 7,18%o ( bảy phẩy mười tám phần nghìn). Nồng độ trên ở ngay ngày đầu tháng 3, thực sự đưa đến một “cú sốc” đối với những người làm công tác thuỷ lợi ở Trạm thuỷ nông Linh Cảm (đơn vị phụ trách điều tiết nước ngọt ở cống Trung Lương).

Giám đốc Cty thuỷ nông Linh Cảm Phan Thuyết, nói: “Việc nước mặn “thăm” cống Trung Lương là việc hiếm thấy. Trong lịch sử, mới chỉ xảy ra hai đợt khá nặng còn từ năm 2005 lại nay, năm nào nước mặn cũng xuất hiện mỗi năm vài ba lần nhưng chỉ ở mức 1-2%o và xuất hiện bắt đầu vào khoảng cuối tháng 5, đầu tháng 6. Vì thế, năm nào chúng tôi cũng đo nước nhưng phải đến giữa tháng 5 mới đo. May thay, từ kinh nghiệm 32 năm công tác trong nghề, năm nay tôi cảm nhận được rằng, nước mặn sẽ về sớm, nên tôi cho anh em đo ngay từ 25-2; và quả thật, đến mồng 1-3 thì nước mặn đã “mò” lên”.

Đo nồng độ nước tại cống Trung Lương

Đo nồng độ nước tại cống Trung Lương

Anh Trần Quốc Lợi, Tổ trưởng Tổ quản lý cống Trung Lương cho biết: “Từ ngày xuất hiện đến nay, ngày nào nước mặn cũng lên với độ mặn trung bình lến đến 3-4%0 (mức độ cho phép tưới là dưới 1,2%o). Đặc biệt, thậm chí, vào 4 giờ sáng 25/3, nồng độ đo được lên đến 7,18%o! Từ hôm xuất hiện nước mặn

Giám đốc Phan Thuyết bên bình nước mặn trên 4,2%o mới lấy từ ngoài cống Trung Lương

Giám đốc Phan Thuyết bên bình nước mặn trên 4,2%o mới lấy từ ngoài cống Trung Lương

đến nay, anh em chúng tôi phải trực 24/24 để đo nồng độ và chớp thời cơ mở cống “bòn” lấy những giọt nước ngọt quý giá. Khi con nước lên, chúng tôi mở cống lấy nước và liên tục đo nồng độ; khi nồng độ nhích lên gần ngưỡng 1,2%o là anh em kịp thời đóng cống, đề phòng nước mặn theo vào”. Nhiều kỹ sư thuỷ lợi ở đây bảo rằng, may mà phán đoán được nước mặn về sớm để tổ chức đo sớm, chứ cứ để đến khoảng tháng 6 mới đo như các năm trước thì đến nay hàng ngàn ha lúa đông xuân có thể đã mất trắng.

Theo các kỹ sư thuỷ lợi ở đây cho biết, vụ Đông Xuân này, với 190 trạm bơm, công ty Thủ nông Linh Cảm cung cấp nước tưới cho trên 10 nghìn ha lúa với khoảng 120 triệu m3 nước. Với sự xuất hiện sớm và nồng độ mặn như thế, chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tưới và cung cấp nước sinh hoạt trong vùng. Thiếu nước từ cống Trung Lương, có thể lấy nước bổ sung từ cống Đức Xá, bơm từ trạm bơm Linh Cảm xuống để “chữa cháy” nhưng năng lực của trạm bơm này cũng có hạn, không thể bù đắp được lượng nước thiếu hụt từ cống Trung Lương. Mặt khác, nếu sử dụng đến phương án này thì phải tốn một nguồn kinh phí lớnn bởi mỗi ngày tiêu tốn đến 29 triệu tiền điện và phải bơm liên tục nhiều ngày liền. Các kỹ sư thuỷ lợi của Cty lo ngại rằng, nước nhiễm mặn sẽ càng mặn hơn khi thời tiết đang dần đi vào mùa nắng nóng. Bên cạnh đó, lúa đông xuân đang chuẩn bị vào kỳ trổ đòng, nên thiếu nước sẽ gây ảnh hưởng lớn đến năng suất. Đặc biệt, đáng lo ngại hơn là vụ hè thu sắp tới, bởi thông thường phải đến hết tháng 7 mới hết “mùa nhiễm mặn”, nên sẽ ảnh hưởnh lớn đến nước tưới cho làm đất, bắc mạ, gieo cấy… cho vụ hè thu tới.

Nước ngọt từ cống Trung Lương vào hệ thống sông Nghèn

Nước ngọt từ cống Trung Lương vào hệ thống sông Nghèn

Nước mặn “ghé thăm” sớm với nồng độ cao chưa từng thấy (7,18%0) nên việc ảnh hưởng đến hàng nghìn ha lúa đông xuân đang kỳ chuẩn bị làm đòng là điều đã hiện diện. Công ty thuỷ nông Linh Cảm đang tập trung “bòn” tối đa từng giọt nước ngọt từ Sông Lam vào hệ thống cống Trung Lương về sông Nghèn với thời gian trực 24/24. Bên cạnh đó, đơn vị cũng tập trung tuyên truyền khuyến cáo nhân dân tiết kiệm nước và tu sửa kênh mương, hạn chế thất thoát nước ở mức thấp nhất. Ngoài ra, Công ty cũng đã tính đến các phương án tối ưu nhất để hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất. Tuy nhiên, nếu hạn hán nặng và kéo dài, nguy cơ ảnh hưởng của hơn chục ngàn ha lúa trong cả hai vụ là điều dễ xảy ra.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast