Tuổi trẻ Thạch Hà khai thác tiềm năng làm giàu trên quê hương

Từ khi dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê khởi động, vùng đất cát trắng bạc màu Thạch Hà được đánh thức, trở thành cái “rốn” thu hút đầu tư đầy năng động trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương, đất nước. Với vai trò là lực lượng xung kích, tiếp bước truyền thống quê hương anh hùng Lý Tự Trọng, tuổi trẻ Thạch Hà đang ra sức cống hiến tài năng, sức trẻ của mình cho quê hương trong cuộc chuyển mình kỳ diệu ấy.

Làm giàu trên đất khó

Năm 2002, do hoàn cảnh gia đình đông anh em, bố mất sớm, Nguyễn Duy Hoàng ở xóm 8, xã Thạch Kênh (Thạch Hà) đành gác lại ước mơ bước vào giảng đường đại học Thuỷ sản khi đã có giấy báo trúng tuyển, ở lại quê hương quyết chí làm giàu từ hai bàn tay trắng. Vùng đất anh đấu thầu xây dựng mô hình trang trại rộng hơn 20ha nằm phía hạ lưu ngã ba sông Già, bao đời nay bị bỏ phí vì nhiễm mặn.

Mô hình lúa - cá - vịt - lợn của đoàn viên Nguyễn Duy Hoàng ở xóm 8, xã Thạch Kênh thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.
Mô hình lúa - cá - vịt - lợn của đoàn viên Nguyễn Duy Hoàng ở xóm 8, xã Thạch Kênh thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.

Hoàng tâm sự, Thạch Kênh quê anh là vùng đất trũng, phèn chua nước mặn, địa bàn tương đối bằng phẳng, nhưng ba phía của xã bao bọc bởi các con sông và các lạch nhỏ. Vào cuối những năm 80 của thế kỷ trước, từ nội lực sức dân, xã Thạch Kênh huy động lực lượng đắp đập Yên Vũ, xây cống ngăn mặn, cải tạo vùng đầm phá này thành khu nuôi tôm cua tự nhiên do HTX nông nghiệp quản lý. Từ khi phong trào nuôi tôm cua xuất khẩu rộ lên ở các địa phương trong tỉnh, xã Thạch Kênh cho người dân đấu thầu nuôi tôm quảng canh, sản lượng thu được chẳng đáng là bao do không được quan tâm đầu tư đúng hướng. Lực lượng lao động của xã do thiếu việc làm hầu hết ly hương làm ăn xa, trong lúc tại địa phương tiềm năng đất đai và điều kiện tự nhiên để xây dựng các mô hình kinh tế trang trại, nhất là phát triển nghề nuôi trồng thuỷ hải sản lại bị bỏ phí.

Trăn trở trước thực trạng ấy, Hoàng vạch cho mình một hướng đi, quyết chí làm giàu ngay trên vùng đất bạc màu cát trắng. Ngày đầu thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm, có những vụ tôm sắp đến kỳ thu hoạch thì dịch bệnh, triều cường cuốn trôi ra sông, ra biển. Sự nghiệt ngã ấy làm cho một số người không thể ở lại cùng anh nhưng không hề làm Hoàng nản chí. Qua sách báo, tài liệu và tham dự các lớp tập huấn của ngành thuỷ sản, Hoàng tích luỹ kiến thức, có thêm niềm tin để khẳng định hướng đi của mình là đúng.

Năm 2009, Hoàng vận động thêm 7 đoàn viên thành lập HTX nuôi trồng thuỷ hải sản Hoàng Kiên theo hình thức góp vốn cổ phần. Sau khi hệ thống sông Nghèn được ngọt hoá, Hoàng cùng các thành viên mạnh dạn vay 300 triệu đồng đầu tư kiên cố đê bao, đa dạng hoá loại hình sản xuất kinh doanh. Hiện mô hình này có 06 ao nuôi thuỷ sản nước ngọt diện tích 15ha; 200m2 chuồng trại nuôi lợn; mỗi năm chăn thả trên 2000 con gà; 1.500 con vịt đẻ… HTX Hoàng Kiên giải quyết việc làm thường xuyên cho 5 lao động, không kể lao động thời vụ, với mức lương 1,5-2 triệu đồng/người/tháng; mỗi năm mô hình của Hoàng thu lãi trên 100 triệu đồng. Bước đầu, Hoàng tạo dựng thương hiệu của mình bằng các sản phẩm sạch như: gà sạch, trứng sạch, thuỷ sản chất lượng cao…

Mô hình ương cá giống nước ngọt của đoàn viên Nguyễn Đình Ninh ở xã Thạch Hương doanh thu mỗi năm ước đạt trên 500 triệu đồng, giải quyết việc làm thường xuyên 5-7 lao động thu nhập ổn định.

Mô hình ương cá giống nước ngọt của đoàn viên Nguyễn Đình Ninh ở xã Thạch Hương doanh thu mỗi năm ước đạt trên 500 triệu đồng, giải quyết việc làm thường xuyên 5-7 lao động thu nhập ổn định.

Nguyễn Duy Hoàng là điển hình cho lớp thanh niên giàu nghị lực, dám nghĩ dám làm, cònNguyễn Đình Ninh ở xã Thạch Hương là đại diện cho lớp trẻ năng động, sáng tạo. Ninh học xong phổ thông đúng vào thời điểm thanh niên trai tráng quê anh đang rộ lên phong trào ly hương vào miền Nam làm thuê kiếm sống nhưng anh đã không bị cuốn theo trào lưu ấy. Từ địa vị một công nhân đóng gạch thuê, sáu năm trước, khi vừa bước qua tuổi đôi mươi, Ninh đã mạnh dạn đấu thầu 6a đất hoang của xã làm lò gạch.

Ngay từ những ngày đầu ấy, trong tư duy của Ninh đã hình thành ý tưởng thông qua nghề đốt gạch để cải tạo vùng đất gò đồi thành hệ thống ao hồ nuôi trồng thuỷ sản. Từ ý tưởng đến hiện thực quả không xa đối với Ninh, chỉ sau hơn 2 năm sản xuất gạch, anh đã có trong tay 6ha ao hồ được cải tạo tương đối hoàn hảo. Vốn liếng tích cóp từ nghề làm gạch được Ninh đầu tư xử lý môi trường ao nuôi, mạnh dạn triển khai mô hình ương các loại cá giống nước ngọt.

Ninh cho biết, lợi thế của nghề ương các bột là đồng vốn quay vòng nhanh, rủi ro thấp và lãi suất có thể đạt cao nếu người nuôi nắm chắc kỹ thuật. Cá giống của Ninh đã tạo được thương hiệu không chỉ với thị trường trong tỉnh mà khắp địa bàn từ Nghệ An vào đến Thừa Thiên - Huế đều tin dùng sản phẩm của anh. Doanh thu mỗi năm từ mô hình này ước đạt trên 500 triệu đồng, lãi suất đạt trên 100 triệu đồng, thường xuyên giải quyết việc làm cho 5-7 thanh niên, thu nhập 1,2-1,5 triệu đồng/tháng.

Nghề nuôi cá giống giúp Ninh mở rộng sản xuất, mua sắm các nhu yếu phẩm cần thiết và mua được ô tô tải phục vụ giao hàng cho khách ở xa. Ninh đang hoàn tất hồ sơ thủ tục thành lập HTX thanh niên nuôi trồng thuỷ hải sản đồng thời mở rộng mô hình chăn nuôi lợn bán công nghiệp.

Đồng hành cùng tuổi trẻ

Khai thác tiềm năng để làm giàu ngay chính tại quê hương là hướng đi đúng trong xu thế không ít lao động trẻ phải ly hương do thiếu việc làm hiện đang được các cấp bộ Đoàn và Hội LHTN ở Thạch Hà quan tâm khuyến khích. Anh Nguyễn Bá Hà - Bí thư Huyện đoàn Thạch Hà, cho biết: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong những năm qua vẫn là hướng chỉ đạo

Hiện Hội LHTN Thạch Hà quản lý và sử dụng hiệu quả 19 tổ tiết kiệm vay vốn, tổng số dư nợ 9,7 tỷ đồng. Ngoài 2 mô hình thanh niên đủ điều kiện thành lập HTX thanh niên đã nêu trên, còn có hàng chục “Nhóm thanh niên giúp nhau lập nghiệp”, hàng trăm “Tổ vay vốn xoay vòng”, “CLB thanh niên làm kinh tế”… Toàn huyện hiện có 55 mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi đạt mức thu nhập từ 25-75 triệu đồng/năm, 12 mô hình cho thu nhập trên dưới 100 triệu đồng/năm.

mũi nhọn của huyện, nên các chương trình thanh niên tham gia phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.., được các cấp Hội triển khai ngày càng sâu rộng.

Vấn đề tập hợp nâng cao nhận thức, giải quyết việc làm và hỗ trợ vốn cho đoàn viên, thanh niên phát triển kinh tế trở thành mục tiêu số một trong chương trình hoạt động của các tổ chức Đoàn, Hội. Một trong những phong trào mang lại hiệu quả thiết thực nhất, là phong trào khuyến học, khuyến tài với phương châm “Cần gì học nấy” được phát động rộng rãi trong toàn huyện.

Các tổ chức Đoàn, Hội LHTN phát động các cuộc thi tìm hiểu, tổ chức các diễn đàn sinh hoạt bằng hình thức sân khấu hóa, đối thoại nhân chứng, gặp mặt gương các điển hình tiên tiến.., tạo được dấu ấn, đón nhận được sự quan tâm của dư luận, thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia. Nhận thức của đoàn viên, thanh niên từng bước có sự đổi mới về chất, trong nội dung các buổi sinh hoạt tập thể, họ đã chú ý bàn đến các chuyên đề phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, đơn vị, về vai trò của thanh niên đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương, đất nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong điều kiện mới.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast