Chính sách giảm nghèo phát huy tác dụng, hỗ trợ hiệu quả cho hộ nghèo

(Baohatinh.vn) - Chiều 23/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác giảm nghèo bền vững. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thiện điều hành điểm cầu Hà Tĩnh.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh: Những chính sách giảm nghèo thời gian qua nhìn chung đều phát huy được hiệu quả, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo chung của cả nước và từng địa phương

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh: Những chính sách giảm nghèo thời gian qua nhìn chung đều phát huy được hiệu quả, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo chung của cả nước và từng địa phương

Năm 2013, Quốc hội, Chính phủ chỉ đạo tiếp tục thực hiện chính sách tài khoá thắt chặt, cắt giảm và sắp xếp lại đầu tư công nhưng vẫn ưu tiên cho lĩnh vực an sinh xã hội và giảm nghèo, đồng thời tiếp tục bố trí kinh phí để triển khai có hiệu quả các chính sách giảm nghèo và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số; ban hành một số chính sách mới đối với hộ nghèo dân tộc thiểu số; chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ cận nghèo, nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo... Các chính sách giảm nghèo đã phát huy tác dụng, hỗ trợ có hiệu quả cho hộ nghèo, người nghèo.

Năm 2013, tổng vốn bố trí cho Chương trình giảm nghèo là 5.031 tỷ đồng; Ngân sách trung ương bố trí cho các huyện nghèo trên 3.040 tỷ đồng. Theo số liệu sơ bộ, tỷ lệ hộ nghèo của cả nước giảm 1,8% (từ 9,6 % năm 2012 xuống còn khoảng 7,8% năm 2013), riêng các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a, tỷ lệ hộ nghèo giảm 5,69% (từ 43,89% năm 2012 xuống còn 38,2% năm 2013).

Tại Hà Tĩnh, từ các chính sách về giảm nghèo của trung ương đã được cụ thể hóa thành các chính sách giảm nghèo trên địa bàn. Chương trình MTQG giảm nghèo đã thực sự đi vào cuộc sống và huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận và chia sẻ của toàn xã hội. Các chỉ tiêu giảm nghèo cơ bản đạt và vượt (cuối năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo còn 10,7%). Người nghèo đã được hỗ trợ, cải thiện một bước về điều kiện sống, tiếp cận tốt hơn các chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng cho phát triển kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập; các nhu cầu thiết yếu của nghười nghèo cơ bản được đáp ứng.

Tại Hà Tĩnh, Chương trình MTQG giảm nghèo đã thực sự đi vào cuộc sống và huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận và chia sẻ của toàn xã hội.

Tại Hà Tĩnh, Chương trình MTQG giảm nghèo đã thực sự đi vào cuộc sống và huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận và chia sẻ của toàn xã hội.

Tại hội nghị, các địa phương đã có ý kiến về quá trình triển khai, thực hiện các chính sách giảm nghèo, đồng thời đề xuất, góp ý bổ sung vào mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trong công tác giảm nghèo năm 2014 của Chính phủ. Các đại biểu cho rằng, để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, ngoài nguồn lực đầu tư hàng năm, các chính sách giảm nghèo cần được thiết kế lại theo hướng công bằng hơn, phát huy được ý chí vươn lên thoát nghèo của chính người nghèo, hạn chế tái nghèo.

Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh đánh giá cao kết quả triển khai, tổ chức thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững của các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp thời gian qua. Những chính sách giảm nghèo thời gian qua nhìn chung đều phát huy được hiệu quả, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo chung của cả nước và từng địa phương. Tuy vậy, một số chính sách ban hành lại không có quy định ràng buộc, cho không dẫn đến tâm lý ỷ lại của người nghèo, không tạo động lực để người nghèo, hộ nghèo thoát nghèo, gây bất bình trong dư luận nhân dân.

Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững theo Nghị quyết 80/NQ-CP của Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh đề nghị các bộ, ngành kiểm tra, rà soát, bổ sung các chính sách; các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương cụ thể hóa mục tiêu chương trình giảm nghèo vào các chỉ tiêu và kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm của địa phương và có kiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện; nhân rộng các mô hình, điển hình làm tốt về giảm nghèo để phấn đấu thi đua, các nơi học tập lẫn nhau, rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện; chủ động lồng ghép Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững với các Chương trình MTQG khác, nhất là Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

Năm 2014, Quốc hội, Chính phủ bố trí vốn cho Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là 6.242 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư phát triển là 4.420 tỷ đồng, kinh phí sự nghiệp là 1.822 tỷ đồng; giảm tỷ lệ nghèo cả nước từ 7,8% xuống còn 5,8 – 6% (giảm 1,8- 2%/năm); riêng tỷ lệ nghèo các huyện 30a giảm bình quân 4%/năm (từ 38,2% xuống còn 34,2%).

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast