Đồng chí Lê Hồng Anh kiểm tra khắc phục hậu quả lũ lụt tại Hà Tĩnh

Ngày 28/10, đồng chí Lê Hồng Anh – Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng đã về kiểm tra công tác khắc phục hậu quả thiên tai và thăm hỏi đồng bào lũ lụt ở Hà Tĩnh.

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thanh Bình, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Đinh Xuân Việt, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đi và làm việc với đoàn.

Đồng chí Lê Hồng Anh cùng đoàn công tác kiểm tra tình hình thiệt hại ở xã Sơn Kim 2 (Hương Sơn)...

Đồng chí Lê Hồng Anh cùng đoàn công tác kiểm tra tình hình thiệt hại ở xã Sơn Kim 2 (Hương Sơn)...

Đồng chí Lê Hồng Anh cùng đoàn đã đến kiểm tra tình hình thiệt hại xã Sơn Kim 2 (Hương Sơn). Tại đây, đoàn tặng quà cho các gia đình bị lũ cuốn trôi nhà cửa, bị thiệt hại về người ở xóm Làng Chè và một số gia đình bị thiệt hại nặng, đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Hương Sơn.

Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Đồng chí Lê Hồng Anh gửi lời thăm hỏi sâu sắc, chia sẻ với những thiệt hại, mất mát mà nhân dân Hương Sơn nói riêng và Hà Tĩnh nói chung gặp phải trong các đợt bão, lũ vừa qua.

Trong các buổi làm việc với huyện Hương Sơn và tỉnh, đoàn công tác trung ương được nghe báo cáo tình hình mưa lũ, những thiệt hại, công tác khắc phục và cứu trợ trên địa bàn. Theo đó, trong đợt mưa lũ vừa qua, Hà Tĩnh có 6 người chết và mất tích, 66 người bị thương; 141 nhà bị sập đổ, hàng chục ngàn ngôi nhà bị ngập hoặc xiêu vẹo; nhiều hạ tầng giao thông, thủy lợi, thủy sản, trường học, trạm y tế bị thiệt hại nặng với tổng thiệt hại ước tính lên tới 2.208 tỷ đồng.

Riêng huyện Hương Sơn có 4 người chết, 11 người bị thương nặng, 42 nhà bị sập hoạc nước cuốn trôi, 12.351 nhà bị ngập, nhiều ha cây trồng, vật nuôi, cơ sở hạ tầng và các loại tài sản khác với tổng thiệt hại ước khoảng 474 tỷ đồng.

... và thăm hỏi, tặng quà các gia đình có nhà bị lũ cuốn trôi, gia đình có người thân bị thiệt mạng tại xóm Làng Chè (Sơn Kim 2)

... và thăm hỏi, tặng quà các gia đình có nhà bị lũ cuốn trôi, gia đình có người thân bị thiệt mạng tại xóm Làng Chè (Sơn Kim 2)

Khi mưa lũ xẩy ra, tỉnh và các huyện bị ảnh hưởng đã vào cuộc quyết liệt, thực hiện các đợt cứu trợ khẩn cấp để dân không bị đói rét và có các biện pháp ứng phó, làm tốt công tác cứu hộ, cứu nạn để hạn chế tối đa thiệt hại. Khi nước rút, cấp ủy, chính quyền các cấp đã kịp thời chỉ đạo nhân dân, các tổ chức đoàn thể và các lực lượng làm vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, sửa sang nhà cửa, dọn dẹp trường lớp, khôi phục sản xuất, từng bước ổn định dân sinh...

Đặc biệt, tỉnh đã hỗ trợ kịp thời cho mỗi gia đình có người bị chết 8 triệu đồng, có người bị thương 2,5 triệu đồng, nhà chính bị sập, trôi hoàn toàn 40 triệu đồng, bị trôi hết lương thực và thiếu đói 15 kg gạo/ nhân khẩu/ tháng trong thời gian 3 tháng và nhiều sự hỗ trợ cần thiết khác. Các cấp, các ngành Hà Tĩnh cũng tiếp nhận và phân phối hàng chục tỷ đồng, nhiều tấn gạo, hàng trăm thùng sữa, mỳ tôm, nước uống... từ các tổ chức, cá nhân hảo tâm trong và ngoài nước một cách kịp thời, đúng đối tượng cho đồng bào vùng lũ.

Ngay sau bão, lũ, Hà Tĩnh đã huy động cả hệ thống chính trị giúp dân ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất
Ngay sau bão, lũ, Hà Tĩnh đã huy động cả hệ thống chính trị giúp dân ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất

Phát biểu tại các buổi làm việc, đồng chí Lê Hồng Anh đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm khắc phục hậu quả thiên tai của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Tĩnh; hoan nghênh các lực lượng vũ trang, các tổ chức đoàn thể đã chung tay xử lý môi trường, sửa sang trường lớp, tôn tạo nhà cửa... giúp người dân sớm khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống.

Thường trực Ban Bí thư cũng hoan nghênh, đánh giá cao sự giúp đỡ quý báu về tinh thần lẫn vật chất của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đối với đồng bào vùng lũ...

Để làm tốt công tác khắc phục hậu quả lũ lụt, Thường trực Ban Bí thư lưu ý tỉnh cần chỉ đạo các cấp, các ngành tiếp tục vào cuộc quyết liệt để giải quyết hậu quả lũ lụt. Trong quá trình thực hiện cần đặc biệt quan tâm đến các hộ dân hộ dân bị lũ cuốn trôi nhà ở hoàn toàn, sửa chữa hệ thống giao thông và các công trình phúc lợi bị hư hại, hỗ trợ để khôi phục sản xuất, chú ý đến dọn dẹp vệ sinh môi trường, ngăn chặn dịch bệnh sau lũ.

Tỉnh cần huy động tối đa các nguồn lực tại chỗ, tranh thủ sự giúp đỡ của trung ương, sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân hảo tâm để giúp nhân dân sớm ổn định cuộc sống và khôi phục sản xuất. Công tác công trợ, giúp đỡ phải được thực hiện kịp thời, khách quan và đúng đối tượng.

Thường trực Ban Bí thư cơ bản đồng tình với các kiến nghị, đề xuất của tỉnh và các địa phương, trên cơ sở đó sẽ trao đổi với Bộ chính trị và Chính phủ để có sự giúp đỡ, hỗ trợ cần thiết

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast