Khí chất Xô-viết trong con người Hà Tĩnh

Nằm trong dải đất hẹp của duyên hải Miền Trung với thiên nhiên khắc nghiệt, đất đai khô cằn, lại là vùng biên viễn trong nhiều cuộc chiến tranh giữ nước và mở mang bờ cõi nhưng với thế núi hình sông hùng vĩ và thơ mộng nên Hà Tĩnh từ xa xưa đã ghi dấu là một vùng đất địa linh nhân kiệt. Dòng máu thơm từ cha ông truyền vào huyết mạch của con cháu nên thời nào Hà Tĩnh cũng nổi danh bởi những con người can trường và nghĩa khí, luôn đi đầu trong các cuộc đấu tranh và các phong trào cách mạng.

Di tích lịch sử Ngã Ba Nghèn
Di tích lịch sử Ngã Ba Nghèn

Sử sách đến nay còn lưu truyền tấm gương của người anh hùng Đặng Dung quê Tùng Lộc-Can Lộc sống ở thế kỷ XV vì chưa trả được nợ nước mà mái đầu đã bạc, đêm đêm mài gươm “bóng nguyệt tà”. Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, ông cùng đạo qu ân của Trần Ngỗi đã giải phóng cả một vùng rộng lớn từ Thuận Hoá đến Nghệ An. Khi bị giặc Minh bắt giải về Trung Quốc, trên đường đi ông đã nhảy xuống sông để tự vẫn, tỏ rõ khí tiết của một người tráng sĩ không khuất phục kẻ thù. Cùng vào thời kỳ này, Nguyễn Biểu quê Yên Hồ (Đức Thọ) đi sứ sang Trung Quốc đã không khiếp nhược trước sự uy hiếp của kẻ thù trong bữa tiệc đầu người. Ông đã bị địch bắt trói ở chân cầu bên bờ sông Lam cho nước sông dâng lên dìm chết nhưng tinh thần và khí phách của người anh hùng chẳng hề lay chuyển. Còn biết bao tấm gương kiên trung vị nước vị dân khác qua nhiều triều đại như Nguyễn Biên, Ngô Phúc Vạn, Nguyễn Thiếp, Bùi Cầm Hổ, Nguyễn Huy Oánh, Hà Tôn Mục, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Hàng Chi, Võ Liêm Sơn, Ngô Đức Kế…

Nữ TNXP Hà Tĩnh tại Đồng Lộc 1968

Trang sử dân tộc Việt Nam ở thế kỷ XX được đánh dấu bằng mốc son chói lọi vào năm 1930 với sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam và cao trào 1030-1931, đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh. Từ cuộc tổng diễn tập đầu tiên này, Đảng ta đã khẳng định được vai trò lãnh đạo, khả năng tập hợp sức mạnh công-nông tạo nên một sự đổi thay lớn trong xã hội. Những người con ưu tú của Đảng như Trần Phú, Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Huy Tập… hội đủ những phẩm chất kiến cường bất khuất, thông minh tài trí của người Hà Tĩnh, lại được sự giáo dục rèn kuyện của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc nên đã sớm trở thành những người lãnh đạo phong trào cách mạng ở 3 miền Bắc Trung Nam. Câu nói nổi tiếng của đồng chí Trần Phú: Hãy giữ vững chí khí chiến đầu! cũng chính là lẽ sống , là chân lý của những người cộng sản, những người dân yêu nước. Chi bộ Đảng đầu tiên được thành lập do đống chí Trần Hữu Thiều làm Bí thư cùng nhiều đồng chí khác đã lãnh đạo nhân dân Hà Tĩnh làm nên một làn sóng cách mạng ở các xã, các tổng, huyện lỵ, tiêu biểu là ở Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Hương Khê.. Những người nông dân với búa liềm, gậy gộc, mã tấu trong tay đã nhất tề nổi dậy biểu tình uy hiếp kẻ thù, giành chính quyền, lập lên các làng Xô viết ở nhiều địa phương trong tỉnh. Mặc dù phong trào đã bị địch dìm trong biển máu, nhiều đảng viên bị bắt bớ tra tấn, nhiều đồng bào đã hy sinh dưới làn bom đạn địch nhưng tinh thần đấu tranh của nhân dân 2 tỉnh nghệ An và Hà Tĩnh, khí chất can trường, dũng cảm, dám xả thân hy sinh, đi đầu trong phong trào cách mạng của người Hà Tĩnh thì vẫn toả sáng cho đến 80 năm sau và còn soi rọi tới hậu thế. Và tên tuổi của những Trần Hứu Duệt, Mai Kính, Trần Thị Hường, Lê Bá Cảnh, Nguyễn Huy Lung, Trần Xu, Phạm Thị Dung…mãi mãi khắc sâu vào trái tim của những thế hệ cháu con mai sau .

Tượng đài chiến thắng - Ngã ba Đòng Lộc

Trong 2 cuộc kháng chiến đầy gian khổ hy sinh của dân tộc, được tiếp lửa từ quá khứ hào hùng của cha ông, người dân Hà Tĩnh, nói rộng hơn là Nghệ Tĩnh luôn tiên phong làm tốt trọng trách hậu phương của chiến trường Điện Biên Phủ, không cho thực dân Pháp đứng chân nổi một tiếng đồng hồ, chi viện sức ngưới sức của cho tiền tuyến miền Nam và đảm bảo giao thông đường bộ, đường biển thông suốt, đánh bại những cuộc huỷ diệt bằng không quân của Mỹ ở Đống Lộc, Bến Thủy, Địa Lợi, Khe Giao, Linh Cảm…Lại thêm những người con ưu tú dảm xả thân cho đất nước quê hương được phong tặng, truy tặng danh hiệu anh hùng như Phan Đình Giót, Phan Như Cẩn, Nguyễn thị Thảo, Nguyễn Viết Hồng, La thị Tám, Nguyễn Tri Ân, Uông Xuân Lý, Nguyễn Tiến Tuẩn, Vương Đình Nhỏ…Có thể dùng câu nói của liệt sĩ Võ Thị Tần trong bức thư gủi mẹ để nói về khí chất can trưởng dũng cảm của lớp lớp người dân Hà Tĩnh : “Bom đạn địch có thể làm rung chuyển cả núi rừng nhưng không thể làm rung chuyển những trái tim của chúng con”. Và câu khẩu hiệu : “Sống bám cầu bám đường, chết kiên cường dũng cảm” không chỉ là của những thanh niên xung phong, lái xe, công nhân giao thông, bộ đội, dân quân mà còn là mệnh lệnh chung của mọi tầng lớp nhân dân Hà Tĩnh những ngày sôi sục ấy.

Khí chất Xô-viết không chỉ được người Hà Tĩnh truyền giữ trong đấu tranh với kẻ thù mà còn cả trong tinh thần hiếu học, bản lĩnh tiến công, không ngại gian khổ của những thế hệ thanh niên trên trận tuyến chống đói nghèo, trong sự gắn kết cộng đồng vì mục tiêu no ấm, giàu mạnh, hạnh phúc, phồn vinh cho Tổ quốc, cho quê hương và cho mỗi gia đinh. Những gì mà người dân Hà Tĩnh làm đươc trong hơn 20 năm đổi mới đã chứng tỏ phẩm chất can trường dũng cảm, quyết tâm xoá bỏ nghèo nàn lạc hậu hoà quyện với tấm lòng nhân hậu, nghĩa tình, thuỷ chung son sắt : “Đi xa lại muốn về, khổ đau càng muốn về” của người dân trên vùng đất núi Hồng, sông La. Và đó cũng chính là một trong những nét bản sắc của người Hà Tĩnh.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast