Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND thị xã, thành phố ?

(Baohatinh.vn) - Về cơ bản, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương giống với nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND huyện, có bổ sung một số nhiệm vụ, quyền hạn khác.

HĐND TP. Hà Tĩnh có quyền quyết định quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị trên cơ sở quy hoạch của tỉnh để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, phê duyệt...

HĐND TP. Hà Tĩnh có quyền quyết định quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị trên cơ sở quy hoạch của tỉnh để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, phê duyệt...

- Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương được quy định như thế nào?

Về cơ bản, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương giống với nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND huyện, có bổ sung một số nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Quyết định quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị trên cơ sở quy hoạch của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, phê duyệt; quyết định dự án đầu tư công trình đô thị trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

2. Quyết định các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển đô thị, chương trình, kế hoạch xây dựng công trình hạ tầng đô thị, giao thông theo quy định của pháp luật.

3. Quyết định biện pháp quản lý dân cư và tổ chức đời sống dân cư, bảo đảm trật tự công cộng, cảnh quan đô thị trên địa bàn.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND xã được quy định như thế nào?

HĐND xã có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND xã.

2. Quyết định biện pháp bảo đảm TTATXH, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn xã.

3. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch HĐND, phó chủ tịch HĐND, trưởng ban, phó trưởng ban của HĐND xã; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch UBND, phó chủ tịch UBND và các ủy viên UBND xã.

4. Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách xã; điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách xã. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của xã trong phạm vi được phân quyền.

5. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của HĐND xã; giám sát hoạt động của thường trực HĐND, UBND cùng cấp, ban của HĐND cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của UBND cùng cấp.

6. Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND xã bầu.

7. Bãi nhiệm đại biểu HĐND xã và chấp nhận việc đại biểu HĐND xã xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.

8. Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của UBND, chủ tịch UBND xã.

Chủ đề ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HĐND CÁC CẤP

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast