Đã tuyển được gần 86% chỉ tiêu ĐH, CĐ

Đây là số liệu vừa được Bộ GD-ĐT tổng hợp và báo cáo Chính phủ từ kết quả xét tuyển ĐH, CĐ bằng kết quả thi THPT và xét tuyển bằng kết quả học tập THPT.

Tâm trạng vui vẻ của học sinh đến ngày hội tư vấn xét tuyển ĐH, CĐ 2015 tại Trường ĐH Bách khoa (ĐH QG TP.HCM) sáng 2-8 - Ảnh minh họa: Quang Định
Tâm trạng vui vẻ của học sinh đến ngày hội tư vấn xét tuyển ĐH, CĐ 2015 tại Trường ĐH Bách khoa (ĐH QG TP.HCM) sáng 2-8 - Ảnh minh họa: Quang Định

Theo đó, năm 2015 tổng chỉ tiêu tuyển sinh do các cơ sở đào tạo xác định là 647.222, bao gồm 396.810 chỉ tiêu ĐH và 250.412 chỉ tiêu CĐ.

Trong đó, tổng số chỉ tiêu đăng ký xét tuyển từ kỳ thi THPT QG khoảng 516.000 (gồm khoảng 366.000 chỉ tiêu ĐH và khoảng 150.000 chỉ tiêu CĐ), số chỉ tiêu xét tuyển từ kết quả học tập THPT (xét học bạ, theo các đề án tự chủ tuyển sinh) là khoảng 130.000 (khoảng 60.000 chỉ tiêu ĐH và khoảng 70.000 chỉ tiêu CĐ).

Với các trường xét tuyển sử dụng từ điểm thi THPT quốc gia, báo cáo từ 443 trường ĐH, CĐ cho thấy các trường đã xét tuyển được hơn 460.000 chỉ tiêu, đạt gần 90%. Với 194 trường có xét tuyển theo học bạ thì hiện tại các trường đã xét tuyển được hơn 90.000 chỉ tiêu, đạt 75% chỉ tiêu đã đăng ký.

Bộ GD-ĐT nhận định kết quả xét tuyển chung cho thấy khối ngành công an, quân đội, y dược, luật là những ngành có kết quả xét tuyển tốt nhất; tiếp đó là ngành kỹ thuật, kinh tế, sư phạm và tài chính - ngân hàng. Nhóm ngành nông - lâm - ngư và công nghệ khó tuyển hơn. Tuy nhiên, trong nhóm ngành khó tuyển này vẫn có những trường uy tín, làm tốt công tác tư vấn tuyển sinh và có cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên tốt, địa bàn thuận lợi… kết quả tuyển được cao.

Tuy nhiên, hiện tại một số trường chưa tuyển hết chỉ tiêu bắt đầu xét tuyển đợt 4.

Bộ GD-ĐT cũng thừa nhận cơ sở dữ liệu và phần mềm xét tuyển dùng chung, trong khi việc xét tuyển lại diễn ra ở các trường dẫn đến có sự bất cập cho cả nhà trường lẫn thí sinh khi thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển. Đây cũng là lý do để một số trường cho rằng Bộ GDĐT “ôm đồm” và hạn chế quyền tự chủ tuyển sinh của các trường.

Theo tuoitre.vn

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast