Kỳ thi tốt nghiệp PTTH, BTTH:: Chỉ còn chờ đến giờ G

Ô ng Nguyễn Xuân Sơn- Chuyên viên Phòng khảo thí, kiểm định chất lượng Sở GD&ĐT Hà Tĩnh cho biết: “ Tất cả các khâu: CSVC phục vụ kỳ thi (Phòng thi, Phòng làm việc và các cơ sở VC thiết yếu khác cho Chủ tịch, Phó chủ tịch, Hội đồng thi), giấy thi, in sao, niêm phong , bảo quản đề thi, các quyết định thành lập Cụm, Hội đồng coi thi, Danh sách điều động CB, GV thanh tra, phụ trách kỳ thi, coi thi, phục vụ kỳ thi , Hồ sơ thí của thí sinhvv…đã hoàn tất và sẵn sàng. Chỉ còn chờ giờ G”.

Học ôn trên mang
Học ôn trên mang

Giao quyền chủ động cho cơ sở, tăng cường giám sát thực hiện

Tiếp tục rút kinh nghiệm những năm học trước, năm nay, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh đã khuyến khích các CXSGD tự chủ động trong kế hoạch ôn thi, lựa chọn tài liệu ôn thi, cũng như thi thử để HS tập dượt , làm quen với hình thức thi trắc nghiệm cũng như tập dượt tâm lý thi cử.

“ Nắm được tinh thần chỉ đạo của Sở GD&ĐT, nên ngay từ đầu năm học, chúng tôi đã triển khai kế hoạch đên tổ bộ môn và triển khai đến tận GV. Theo đó, GV và các tổ bộ môn tự xây dựng kế hoạch, đề xuất chương trình, tài liệu ôn thi tốt nghiệp. Đặc biệt, trên căn bản tài liệu của Bộ, dựa vào chương trình, dựa vào những tư liệu GV lấy trên mạng, chúng tôi trao đổi và lựa chọn một tài liệu phù hợp cho đối tượng HS của mình”. Thầy Nguyễn Phượng- Phó Hiệu trưởng Trường PTTH Trần Phú (Đức Thọ) trao đổi.

“ Cả tỉnh thi thử có cái hay là có Phòng chuyên môn lo khâu đề, nhưng rườm rà, nặng nề, nhất là chúng tôi sợ lộ đề. Hình thức thi thử chung đề chẳng khác nào thêm một kỳ thi. Áp lực lên người quản lý. Từ năm 2009 Sở GD&ĐT đã bỏ hình thức này, để cho các trường tự chủ, tôi thấy có cái hay là gọn nhẹ. Chúng tôi qquan niệm đây là hình thức thi tập dượt, không ôm đồm, lãng phí, tốn kém. Hình thức thi như một lần kiểm tra bình thường, có khác là phạm vi tổ chức cấp trường”. Thầy Nguyễn Duy Tuân- Phó GĐ Trung tâm GD&TX Hương Sơn trao đổi.

“ Hình thức tự chủ khiến cho các nhà trường tự chịu trách nhiệm và cái được không chỉ là HS mà GV chúng tôi phải nâng mình lên, nhất là trong khâu hoàn thành đề ra, đáp án đúng chuẩn đáp ứng được yêu cầu của một kỳ thi”. Thầy Nguyễn Tuấn Yên- Hiệu trưởng Trường PTTH Vũ Quang nhấn mạnh.

“ Đối với HS Bổ túc trung học chúng tôi trình độ yếu kém, nên ngay từ đầu năm, chúng tôi đã có kế hoạch vừa dạy vừa ôn thi. Kinh nghiệm của chúng tôi là bám sát chương trình, tinh giản, dạy căn bản và giúp HS nắm chắc từng đơn vị kiến thức. Phần luyện tập, thực hành được chú trọng đúng mức. Và sau đó cho HS làm quen với các dạng đề vô cùng quan trọng”. Thầy Biện Văn Mân chia sẻ.

Chỉ còn 5 ngày nữa là bước vào kỳ thi. Các trường đã nghỉ ôn thi, đã tổng kết, đã làm lễ chia tay HS khối 12. “ Tôi thấy, trước kỳ thi một tuần để các em tự ôn là cần thiết, không cần tập trung , nhồi nét kiến thức làm gì”. Thầy Trần Đình Trợ nói.

“ Tất cả hồ sơ của thí sinh chúng tôi đã sắp xếp theo thứ tự phòng thi để phục vụ công tác kiểm tra của Hội đồng coi thi được thuận tiện. Những sai sót đã được bổ sung và hoàn chỉnh”. Thầy Biện Văn Mân trao đổi.

“ Nội quy, quy chế thi năm nay được học tập, quán triệt không chỉ trong CB, GV , HS, phụ huynh mà còn trong nhân dân qua nhiều kênh tuyên truyền”. Thầy Bùi Nguyễn Sơn- Thanh tra Trung tâm GDTX HS nói.

Tạo tâm lý bình thường cho HS và phụ huynh

Chia sẻ với chúng tôi, ông Nguyễn Khắc Hào- Giám đốc Sở G&ĐT Hà Tĩnh cho biết: “Tinh thần của Hà Tĩnh là chủ động ôn thi, chủ động tạo tâm thế bình thường trong thi. Chúng tôi chỉ quán triệt các Hội đồng thi chỉ đạo kỳ thi an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế. Mọi thành viên quán triệt tinh thần “ Hai không” ở mức cao hơn. Cao hơn, quyết liệt hơn nhưng làm sao kỳ thi diễn ra bình thường. Không nặng nề, không “gống” mình lên, không tạo áp lực thi cử nặng nề lên HS, phụ huynh cũng như mọi thành viên tham gia hội đồng thi.”.

Kỳ thi tốt nghiệp năm 2008-2009, quá lo lắng trước kỳ thi, có vị Chủ tịch HĐ thi ở CL đã chặn thí sinh giữa nắng lục soát phao thi từng em một gây không khí bất thường. Hoặc tại HĐ thi nọ, Giám thị quá lo lắng nên thường xuyên đi lại trong phòng thi, nhắc nhở thí sinh làm cho tâm lý thí sinh căng thẳng . Lại có Hội đồng thi, bảo vệ khóa chặt cổng, khi đoàn thanh tra đến, không kịp mở cổng, có vị thanh tra bức xúc trèo tường vào vv…Hoặc có người nọ, sau buổi thi kết thúc, chụp được ảnh các phao thi HS vứt ra ngoài đường la lên như bắt được điều gì khủng khiếp…

Tất cả điều bất thường gây tâm lý không đáng có trong HS và phụ huynh. Vì vậy , kỳ thi 2010-2011, an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế và diễn ra bình thường điều mà mọi thành viên phải quán triệt và thực hiện.

Lắng nghe tư vấn mùa thi. Ảnh: Internet
Lắng nghe tư vấn mùa thi. Ảnh: Internet

Được biết, tại các cụm thi vùng sâu, vùng xa như Hương Khê, Vũ Quang, Kỳ Anh , Sở GD và địa phương đã có các phương án để bảo vệ đề ra, bài thi, các phương án ăn , ở cho Hội đồng cũng như thí sinh.

Tại các điểm thi HS ở xa phải ở trọ như thí sinh huyện Cẩm Xuyên vào Kỳ Anh (Điểm thi tại TTKTTHDN Kỳ Anh), Hồng Lĩnh ra Nghi Xuân, Đức Thọ, Hương Khê xuống Vũ Quang, các Hội đồng thi đã làm việc với cha mẹ HS, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương bố trí nơi ăn, chốn ở, bảo đảm an toàn cho các em HS từ xa về dự thi.

“ Sẽ rất nhiều phương án cho từng khâu một trong tiến trình thi. Chúng tôi đã chỉ đạo các cơ sở chủ động, sáng tạo , lựa chọn các giải pháp tối ưu . Những trục trặc và bất thường kịp thời báo về BCĐ (trực 24/24) để xử lý kịp thời”. Ông Lê Ngọc Cảnh (Trưởng phòng khảo thí) cho biết.

Theo đó, những phương án chuẩn bị máy nổ đề phòng mất điện, chuẩn bị máy po to đặt tại các điểm thi đã được tính toán.

Kỳ thi tốt nghiệp PTTH, BTTH diễn ra ngày 2,3,4 tháng 6 năm 2011, tại Hà Tĩnh có 20 cụm thi, 41 điểm thi (trong đó có 14 cụm, 36 điểm thi PTTH).

Với 25.759 thí sinh (PTTH: 22864 TS, BTTH:2895 TS) cần đến 1081 phòng thi (trong đó PTTH: 959 phòng ; BTTH: 122 phòng).

Sở GD&ĐT Hà Tĩnh huy động lực lượng giám thị 2833 người; thanh tra: 130 người (trong đó: Thanh tra cắm chốt: 103. Thanh tra Bộ: 10. Thanh tra lưu động 4 đoàn; mỗi đoàn 3 người)

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast