Thư viện khuyến học của "tiến sĩ củ chuối”

Người dân xã An Lộc (Lộc Hà -Hà Tĩnh) đã rất ngạc nhiên khi thấy tại vùng quê nghèo của mình xuất hiện một thư viện sách đồ sộ mang tên Nhà khuyến học Hoa Cương. Đó là thành quả của một người con quê hương tự nhận mình là tiến sĩ đi lên từ...củ chuối!

Từ tâm nguyện của người bố

“Bố tôi là người chỉ học đến lớp 2 nhưng ông có đam mê thơ ca, hò vè, ông không viết thơ trên giấy bút mà thơ trên miệng, đọc trầm và nhớ lâu. Nhà tôi nghèo, để nuôi 9 người con trưởng thành mẹ vất vả, mót từng củ khoai, củ chuối, lá rau má. Nỗi day dứt nhất của bố tôi là quê hương ông còn quá nghèo, sự học chưa được đề cao, con em bỏ học và mù chữ nhiều nên ông luôn răn đe, dạy bảo: chỉ có con đường học hành mới thoát thân khỏi kiếp nghèo. Ông qua đời vào năm 1992 khi chúng tôi đang tuổi ăn, tuổi học”, thầy giáo Cương tâm sự.

Hàng ngày có hàng chục con em địa phương đến đọc sách, học tập
Hàng ngày có hàng chục con em địa phương đến đọc sách, học tập

Rồi thầy Cương bảo: “Lúc đó tôi học xong lớp 7 (hệ 10 năm) rồi thi đậu vào trường chuyên cấp III của tỉnh nhưng không thể đi học nếu bấy giờ không có một người bạn tốt cho 10 cuốn vở. Thời đó đói nhưng cũng như bao nhiêu học trò cùng trang lứa, không có cái đói nào bằng đói sách. Thèm sách, thèm tờ báo đến khát khô, đọc tất cả những gì có được từ mảnh báo gói đồ đến những cuốn sách nhàu nát rách đầu rách cuối”.

Đến thư viện khuyến học

Thực hiện tâm nguyện của người bố, sau 12 năm người dân Hà Tĩnh ngạc nhiên khi thấy một thư viện sách, máy tính sừng sững mọc lên ngay tại con đường tỉnh lộ 22, tại xã nghèo heo hút nhất nhì tỉnh. Hàng ngày có hàng chục học sinh đến lướt web, đọc sách báo, học bài trong căn phòng rộng ngập đầy

Thư viện, nhà khuyến học Hoa Cương đã nhận được nhiều bằng khen, giấy khen do các tổ chức từ địa phương đến T.Ư trao tặng. Đặc biệt, được Bộ VHTT&DL tặng bằng khen về thành tích xuất sắc trong việc phục vụ sách báo cho cộng đồng.

sách, trông ra cánh đồng dưới chân núi Hồng Lĩnh… Càng ngạc nhiên hơn khi tất cả sách vở, hệ thống Internet, bàn ghế, tivi, thư viện, nhà cửa rộng 450m2 này đều được dựng lên từ giấc mơ của một tiến sĩ xa quê, người học trò nghèo của chính làng này.

Ông là nhà giáo, tiến sĩ Nguyễn Quang Cương – Giảng viên Khoa Ngữ văn Đại học Quy Nhơn (Bình Định), người con của quê hương An Lộc. Cơ ngơi thầy lập nên đi vào hoạt động được 6 năm (2004 – 2010), phục vụ đam mê đọc sách, học hành của con em An Lộc và không chỉ trong xã, nhiều người dân ở mấy huyện lân cận Thạch Hà, Nghi Xuân, Can Lộc… cũng tìm đến đây.

Thư viện đặt trên thửa đất vườn với tổng diện tích 450m2 do cậu em trai thầy Cương hiến tặng, với kinh phí xây dựng hơn 300 triệu đồng. Căn phòng thứ nhất để phục vụ bạn đọc đến tại nhà khuyến học; tiếp đó là phòng dành cho thư viện (sách báo), các thiết bị thông tin kỹ thuật (máy vi tính, máy photocoy, ti vi, dàn nhạc, mạng Internet); phòng thứ 3 có phòng đọc cho người cao tuổi, còn xây thêm 3 phòng dành cho khách để nghỉ ngơi.

Trung tâm khuyến học hiện có khoảng 22.500 đầu sách, một con số không lồ với đủ các loại đều do

Tiến sĩ Nguyễn Quang Cương

Tiến sĩ Nguyễn Quang Cương

chính tay thầy Cương mang đem về như: sách văn hóa, nghệ thuật, kinh tế, xã hội, y tế, nông nghiệp và sách giáo khoa tham khảo cho các bậc học đến báo chí đều đầy đủ và được sắp đặt cẩn thẩn theo hình thức thư viện ở các trường đại học.

Hàng ngày có từ 30-50 người là học sinh, người dân đến đọc sách và học tập. Cũng từ ngày có “Nhà khuyến học Hoa Cương” học sinh và người dân nơi đây có ý thức đọc sách, học tập cao lên, cứ đến thứ 7, chủ nhật bà con lại kéo đến thư viện ngồi đọc sách như một thói quen, nét văn hóa đẹp tại làng quê.

Hiện chi phí, trợ cấp 1,2 triệu đồng/tháng cho 3 nhân viên trông coi thư viện đều do chính thầy Cương bỏ tiền túi ra. Để gây dựng được thư viện đã khó nhưng để duy trì được còn khó hơn, vì hiện nay điều hành nhà khuyến học có bốn người, ngoài thầy Cương (điều hành từ xa), còn có một phó chủ nhiệm trực tiếp phụ trách và hai nhân viên. Chưa kể đến việc trả tiền điện, tiền nối mạng cũng tòm tèm mất 2 triệu đồng/tháng. “Về lâu dài, tôi sẽ kêu gọi bạn bè cùng làng, cùng lớp nay đã thành đạt để cùng góp một tay…”, thầy nói.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast