Chùm ảnh: Nghi lễ ''gọi thần mặt trời''

Theo truyền thuyết người Mông, ngày xưa trên thế gian có 10 mặt trời ngày đêm đốt cháy đất đai, nhà cửa. Vì nóng quá, một số loài yêu quái, mãnh thú từ các sông ngòi cạn cũng xuất hiện, làm hại con người. Hậu Nghệ là một vị anh hùng trong truyền thuyết của người Mông có tài bắn cung đã bắn rơi 9 mặt trời, còn một mặt trời sợ quá cũng chạy trốn khiến nhân gian lâm vào cảnh tối tăm.

Chùm ảnh: Nghi lễ ''gọi thần mặt trời'' ảnh 1

Mỗi dịp Tết đến, người Mông thường cắt giấy trang trí lại bàn thờ và nhà cửa.

Người Mông đã dùng tiếng gà gáy để gọi mặt trời còn lại về. Chính vì vậy, trong Tết của người Mông, không thể thiếu các nghi thức, nghi lễ gọi thần mặt trời.

... và hạ các vật trang trí bàn thờ của năm cũ xuống.

... và hạ các vật trang trí bàn thờ của năm cũ xuống.

Con gà là một vật tế quan trọng bậc nhất trong các ngày Tết của người Mông và thần mặt trời cũng là vị thần có sức mạnh tối thượng trong quan niệm của họ. Ngày Tết ở bản Mông không chỉ là dịp vui chơi mà còn là dịp người Mông thể hiện lòng thành kính với thần mặt trời – vị thần đã ban phát ánh sáng chan hòa cho nhân gian.

Dán các vật trang trí và lông gà lên bàn thờ chuẩn bị đón năm mới. Theo lý của người Mông, lông gà tượng trưng cho thần mặt trời sẽ ban phát sự sống và sức mạnh cho người Mông.

Dán các vật trang trí và lông gà lên bàn thờ chuẩn bị đón năm mới. Theo lý của người Mông, lông gà tượng trưng cho thần mặt trời sẽ ban phát sự sống và sức mạnh cho người Mông.

Chùm ảnh: Nghi lễ ''gọi thần mặt trời'' ảnh 4 Chùm ảnh: Nghi lễ ''gọi thần mặt trời'' ảnh 5

Tiết gà – một thứ keo dán để trang trí trên ban thờ (ảnh trái).

Cúng thần cửa nhà – là nơi đầu tiên ánh sáng mặt trời xuất hiện trong ngày mới (ảnh phải).

Trang trí lên cột nhà – Thần cột nhà cùng với thần bếp là những vị thần quản gia quan trọng để gia đình người Mông trong năm tới được vững chắc và ấm cúng.

Trang trí lên cột nhà – Thần cột nhà cùng với thần bếp là những vị thần quản gia quan trọng để gia đình người Mông trong năm tới được vững chắc và ấm cúng.

Nghi thức dâng gà trống để mời thần mặt trời và các vị thần linh khác cùng tổ tiên của người Mông về ăn Tết.

Nghi thức dâng gà trống để mời thần mặt trời và các vị thần linh khác cùng tổ tiên của người Mông về ăn Tết.

Rung chuông mời thần mặt trời và tổ tiên hưởng thụ lễ vật và ban phát sức khỏe cùng mùa màng tươi tốt cho người Mông.

Rung chuông mời thần mặt trời và tổ tiên hưởng thụ lễ vật và ban phát sức khỏe cùng mùa màng tươi tốt cho người Mông.

Trong ba ngày Tết, người Mông dán giấy lên các công cụ lao động và đưa lên bàn thờ để tri ân với các công cụ lao động trong năm qua đã vất vả giúp đỡ con người làm lụng.

Trong ba ngày Tết, người Mông dán giấy lên các công cụ lao động và đưa lên bàn thờ để tri ân với các công cụ lao động trong năm qua đã vất vả giúp đỡ con người làm lụng.

Chùm ảnh: Nghi lễ ''gọi thần mặt trời'' ảnh 10 Chùm ảnh: Nghi lễ ''gọi thần mặt trời'' ảnh 11

Và dán giấy trang trí lên mỗi thành viên trong gia đình để cầu mong thần mặt trời sẽ ban phát sức khỏe và may mắn trong năm tới (ảnh trái). Nghi thức lấy nước ở mó nước đầu bản trong đêm 30 tết. Người Mông cho rằng thần mặt trời và thần mó nước sẽ ban phát cho mùa màng vì người Mông thường canh tác trên triền núi cao nên rất cần nước tưới tiêu (ảnh phải).

Trong ba ngày Tết, bếp của người Mông luôn đỏ lửa để cho ánh sáng soi rọi và mang đến may mắn cho gia đình trong năm mới.

Trong ba ngày Tết, bếp của người Mông luôn đỏ lửa để cho ánh sáng soi rọi và mang đến may mắn cho gia đình trong năm mới.

Khi ánh sáng đã chan hòa khắp nhân gian, trong ngày Tết người Mông thường tổ chức các cuốc kéo vợ, ném pao bắt đầu cho một năm mới hạnh phúc.

Khi ánh sáng đã chan hòa khắp nhân gian, trong ngày Tết người Mông thường tổ chức các cuốc kéo vợ, ném pao bắt đầu cho một năm mới hạnh phúc.

Nguồn: Vietnamnet

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast