Đền Cả lưu giữ 46 đạo sắc cổ.

Có 46 đạo sắc cổ với nội dung phong mỹ tự cho vị thần của làng được lưu giữ tại Đền Cả xã Xuân Hội (Nghi Xuân - Hà Tĩnh), sắc cổ có niên đại sớm nhất là Cảnh Hưng năm thứ 44 (1783) và muộn nhất là niên hiệu Khải Định năm thứ 9 (1924).

Sắccó niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 44 (1783).

Sắccó niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 44 (1783).

Kết quả khảo cứu ban đầu cho thấy: Các đạo sắc thời Lê, niên hiệu Cảnh Hưng có 7 đạo; các đạo sắc

Sưu tập đạo sắc cổ tại Đền Cả (Xuân Hội - Nghi Xuân)

Sưu tập đạo sắc cổ tại Đền Cả (Xuân Hội - Nghi Xuân)

thời Nguyễn có: Minh Mạng 4 đạo, Thiệu Trị 10 đạo, Tự Đức 6 đạo, Đồng Khánh 2 đạo, Thành Thái 5 đạo, Duy Tân 2 đạo và Khải Định 11 đạo. Hầu hết các đạo sắc được lưu giữ đang còn nguyên vẹn, giấy dày có màu vàng, trên nền trang trí hình rồng và một số họa tiết mây, lửa..., khổ giấy bình quân 1,30m x 0,55m, nội dung đều phong mỹ tự cho vị thần được thờ tại Đền Cả là Tứ vị Thánh nương Đại càn Quốc gia Nam hải.

Đây là một trong những địa điểm có bộ sưu tập đạo sắc cổ với số lượng khá nhiều trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh với nội dung phong mỹ tự cho 1 vị thần được thờ tại đền và giao cho xã Hội Thống (nay là Xuân Hội), huyện Nghi Xuân phụng thờ.

Cụ Trần Văn Dậu (78 tuổi), một trong những vị cao niên trong tổ bảo vệ trông coi đền cho biết: Đền Cả được xây dựng vào năm Mậu Ngọ (1858) dưới triều vua Tự Đức thứ 11 và được trùng tu vào năm Bính Ngọ (1906), triều vua Thành Thái thứ 18. Tại đây, hàng năm đã thu hút nhiều khách thập phương đến thắp hương và ngưỡng vọng.

Số sắc cổ trên được chính quyền địa phương và tổ bảo vệ bảo quản chu đáo.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast