Hậu trường đằng sau cuộc thi Hoa hậu Hồi giáo Thế giới

Có rất nhiều khác biệt giữa cuộc thi Hoa hậu Hồi giáo Thế giới (Miss Muslimah) so với những cuộc thi nhan sắc phổ biến khác trên khắp thế giới.

Những thí sinh của cuộc thi Hoa hậu Hồi giáo Thế giới trong giờ nghỉ

Những thí sinh của cuộc thi Hoa hậu Hồi giáo Thế giới trong giờ nghỉ

Có rất nhiều khác biệt giữa cuộc thi Hoa hậu Hồi giáo Thế giới (Miss Muslimah) - một cuộc thi nhan sắc dành cho những người đẹp Hồi giáo, được tổ chức thường niên ở Indonesia, so với những cuộc thi nhan sắc phổ biến khác trên khắp thế giới.

Thay vì phần thi áo tắm, ở đây có những chiếc khăn trùm Hồi giáo, những thí sinh cầu nguyện 5 lần/ngày và người đẹp thắng cuộc được lựa chọn bằng một ban giám khảo gồm các trẻ em mồ côi.

Trước nay, khi đưa tin về cuộc thi Hoa hậu Hồi giáo Thế giới, người ta luôn nhấn mạnh vào những sự khác biệt của cuộc thi này so với những cuộc thi nhan sắc khác, tuy vậy, thực tế các cô gái trẻ tham gia cuộc thi Hoa hậu Hồi giáo cũng không khác nhiều so với những thí sinh tham gia các cuộc thi nhan sắc khác.

Nữ phóng viên ảnh Monique Jaques - người đã liên hệ với ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Hồi giáo Thế giới 2014 để được tác nghiệp tại đây - chia sẻ rằng: “Các người đẹp đạo Hồi cũng có những điểm chung đặc trưng giống với các cô gái trẻ hiện đại khác. Họ cũng nói về chuyện làm đẹp, về các chương trình truyền hình thực tế, cũng tán gẫu về nhau…”

Vương miện và dải băng đăng quang của Hoa hậu

Vương miện và dải băng đăng quang của Hoa hậu

Cuộc thi Hoa hậu Hồi giáo Thế giới bắt đầu được tổ chức từ năm 2011, người sáng lập cuộc thi là bà Eka Shanty - một cựu phóng viên truyền hình người Indonesia từng bị sa thải vì không chấp nhận cởi bỏ khăn trùm đầu khi lên sóng.

Cuộc thi Hoa hậu Hồi giáo Thế giới chào đón tất cả những phụ nữ theo đạo Hồi đến từ khắp nơi trên thế giới. Cuộc thi đề cao lối sống khiêm tốn, giản dị và lòng mộ đạo của những phụ nữ đạo Hồi. Giải thưởng dành cho Hoa hậu bao gồm những chuyến hành hương và các loại học bổng.

Tham gia cuộc thi có thể khiến nhiều thí sinh cảm thấy bị kiệt sức bởi mỗi thí sinh chỉ được ngủ khoảng 3 tiếng mỗi đêm. Trong ngày, họ phải đến thăm những người nghèo khó, người già neo đơn, trẻ mồ côi, trò chuyện với các nhà tài trợ, và không được quên tham gia đủ 5 lễ cầu nguyện/ngày. Giống như các cuộc thi nhan sắc khác, các người đẹp Hồi giáo thực hiện tất cả những nhiệm vụ này trên đôi giày cao gót.

Phòng trang điểm, phục sức của các người đẹp

Phòng trang điểm, phục sức của các người đẹp

Ban tổ chức cho biết với lịch trình dày đặc như vậy, họ sẽ tìm ra được một nhân cách vượt trội có thể trở thành hình mẫu lý tưởng đại diện cho hàng triệu phụ nữ Hồi giáo trên khắp thế giới.

Trong suốt cuộc thi, những thử thách còn bao gồm cả việc trích dẫn thuộc lòng những đoạn kinh Koran, tình nguyện làm các công việc chăm sóc cho người già neo đơn, trẻ em mồ côi, luận bàn về những giá trị đạo Hồi…

Cuộc thi được tổ chức với mục đích đưa lại sức mạnh và niềm kiêu hãnh cho những phụ nữ đạo Hồi, tạo ra một sân chơi nhan sắc phù hợp với tôn giáo của họ, đồng thời giúp họ đối mặt với những sự phân biệt vẫn đang tồn tại trên khắp thế giới khi trang phục truyền thống với chiếc khăn trùm khiến họ bị mất đi những cơ hội học tập và việc làm tại một số nước phương Tây.

Nhiếp ảnh gia Monique Jaques sau quãng thời gian gắn bó với các thí sinh của cuộc thi Hoa hậu Hồi giáo Thế giới đã chia sẻ rằng: “Tôi rất yêu quý những cô gái tham gia vào cuộc thi này. Họ thực sự là những phụ nữ mạnh mẽ với suy nghĩ rõ ràng về việc họ là ai và muốn đạt được điều gì trong cuộc sống”.

Một buổi ra ngoài dạo chơi

Một buổi ra ngoài dạo chơi

Cùng nhau ca hát khi di chuyển thực hiện nhiệm vụ

Cùng nhau ca hát khi di chuyển thực hiện nhiệm vụ

Tạo dáng chụp ảnh

Tạo dáng chụp ảnh

Cùng trò chuyện thân tình

Cùng trò chuyện thân tình

Cũng “tự sướng”

Cũng “tự sướng”

Cầu nguyện 5 lần/ngày

Cầu nguyện 5 lần/ngày

Hoa hậu đăng quang

Hoa hậu đăng quang

Theo Dân trí

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast