Phát hiện hiện vật liên quan đến Đệ tam giáp đồng Tiến sỹ Mai Thế Quý.

Hiện vật được phát hiện tại xã Hồng Lộc là các hiện vật liên quan đến Đệ tam giáp đồng Tiến sỹ xuất thân Mai Thế Quý (1822 – 1877) đang được hậu duệ của Tiến sỹ Mai Thế Quý lưu giữ. Số hiên vật trên do nhóm cán bộ Di sản Văn hoá (Sở VH,TT&DL Hà Tĩnh) phát hiện trong chuyên khảo sát di tích lịch sử văn hoá tại xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà vào trung tuần tháng 9/2009.

Văn bia tại nhà thờ họ Mai ( xã Hồng Hộc, huyện Lộc Hà).

Văn bia tại nhà thờ họ Mai ( xã Hồng Hộc, huyện Lộc Hà).

Ba bộ câu đối đựơc làm bằng gỗ quí, khảm xã cừ, kích thước 2m x 0,28m, một số chữ và đường viền của lạc khoản, niên hiệu khảm xà cừ đã bị bong hiện được lưu tại gia đình ông Mai Trọng Chỉnh (thôn 3 xã Hồng Lộc). Về 3 bộ câu đôi này, ông Chỉnh cho biết, sau khi cụ Mai Thế Quý lâm bệnh và qua đời tại biên giới phía bắc, ba tháng sau thi hài đựợc triều đình Huế đưa về an tang tại quê nhà và ra chỉ dụ lập đền thờ để thờ tự. Các quan trong triều có 4 bộ câu đối bằng gỗ khảm xà cừ tặng ông. Tuy nhiên, qua nhiều biến động của lịch sử và nhất là trong 2 cuộc kháng chiên chống Pháp và chống Mỹ, nhà thờ cụ Mai Thê Quý được dùng làm xưởng quân giới, nơi dạy “bình dân học vụ”, kho chứa vũ khí, nên các tư liệu hiện vật, bằng sắc tại nhà thờ phần lớn bị thất lạc và hiện ông chỉ còn giữ được 3 bộ câu đối trên.

Một văn bia được bằng đá thanh khối (0,60m x 0,80m), được làm năm 1879 dưới triều vua Tự Đức năm thứ 32. Nội dung văn bia ghi rõ công danh của Đệ tam giáp đồng Tiến sỹ Mai Thế Quý. Văn bia trên hiện đang lưu tại nhà thờ họ Mai (thôn 1 xã Hồng Lộc).

Về nhân vật lịch sử Mai Thế Quý sử ghi như sau: Người xã Phù Lưu, huyện Thiên Lộc (nay là xã

Môt trong 3 câu đối đang lưu tại gia đình ông Mai Trọng Chỉnh;
Môt trong 3 câu đối đang lưu tại gia đình ông Mai Trọng Chỉnh;

Hồng Lộc, huyện Lộc Hà). Sinh năm Nhâm Ngọ (1822). Đậu cử nhân khoa Nhâm Tý (1852). Lúc 32 tuổi, đỗ đệ tam giáp đồng Tiến sỹ xuất thân khoa Quý Sửu đời vua Tự Đức năm thứ 6 (1853) . Sau được bổ chức làm Hàn lâm viện, Tri phủ Lâm Thao, rồi Hộ lý tuần phủ tỉnh Quảng Yên. Năm Tự Đức thứ 21 (1868) sung Hải Phòng Hiệp lý Hải Dương, kiêm Quản nhu năng quan. Sau sung tán tương quân thứ Lạng Bình, tán lý quân thứ Tuyên Quang. Nam Tự Đúc thíư 29 (1876) vua Tự Đức giao cho chức Trung phụng Đại phu, Binh bộ Tham tri kiêm các chức như Đô sát viện Hựu phó, Đô ngự sử Tuần vũ Tuyên Quang, đề đốc quân vụ điều hành việc quân, quản lý lương thực và biên phòng ở Thái Nguyên. Vào năm Tụ Đức thứ 30 (1877), ngày 30 tháng 2 khi đang đóng quân tại Yên Hà để trù tính việc phòng thủ 6 tỉnh biên giới thì bị bệnh và mất vào ngày 23 tháng 6 năm Đinh Sửu (1877).Thi hài của ông được triều đình Huế chuyển về an táng tại Rú Đất – quê hương ông. Sau đó Triều đình Huế đã ra sắc chỉ lập đền thờ tự, giao làng Phù Lưu, huyện Thiên Lộc (nay là xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà) tế lễ theo nghi lễ của triều đình.

Sở VH,TT&DL Hà Tĩnh đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn tiếp tục sưu tầm các tài liệu liên quan đến Đệ tam giáp đồng Tiến sỹ Mai Thế Quý để có kế hoach bảo lưu, giới thiệu, phục vụ công tác nghiên cứu về công lao của ông đối với sự phát triển chung của lịch sử dân tộc.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast