Tại sao cắn người lại tệ hơn giật cùi chỏ?

Các cầu thủ bóng đá có thể xí xóa cho nhau nếu họ sử dụng tiểu xảo khi thi đấu. Song, chẳng ai có thể bỏ qua nếu bạn sử dụng "răng" để xử lý đối thủ.

Cắn đối thủ không phải là hành vi bạo lực duy nhất trong bóng đá
Cắn đối thủ không phải là hành vi bạo lực duy nhất trong bóng đá

Các phương tiện truyền thông trong 24 giờ qua tràn ngập hình ảnh Luis Suarez cắn ngập răng vào vai Giorgio Chiellini ở trận Uruguay-Italia. Tiền đạo đang khoác áo Liverpool sẽ sớm phải đối mặt với hành vi của anh, bao gồm một án phạt nặng tay, với những dự đoán sớm là lệnh cấm thi đấu từ 6 trận cho tới 2 năm. Suarez từng có tiền án, và khó có thể bào chữa cho anh.

Tuy nhiên, sự cố xảy ra ở Maracana trong trận hòa không bàn thắng của Pháp với Ecuador mang tới một góc nhìn khác cho sự kiện Suarez cắn người. Trong hiệp 1, Sakho đã dữ tợn tung cùi chỏ vào Oswaldo Minda trong một tình huống phạt góc. May mắn là Minda đã có thể thoát khỏi tình huống đó mà không hề hấn gì.

Nhưng thiệt hại “tiềm tàng” rất lớn là có thật. Nếu là một cầu thủ bạn sẽ muốn gì nếu phải lựa chọn giữa một vết cắn trên vai và một cái mũi đổ máu? Hành vi của Suarez bị coi là tệ hại hơn vì nó phản cảm về mặt hình ảnh và không được chấp nhận theo các chuẩn mực của xã hội văn minh. Giống như việc phun nước bọt vào đối thủ, thước đo mức độ nghiêm trọng ở đây không phải là thiệt hại vật chất, hay thể chất.

Tình huống Sakho thúc cùi chỏ vào Minda
Tình huống Sakho thúc cùi chỏ vào Minda

Với hầu hết những kẻ điên rồ có thể làm điều đó, thì nó cũng chỉ diễn ra một lần. Còn Suarez đã cắn các đối thủ của anh 3 lần, một tình tiết tăng nặng đáng kể. World Cup của anh có lẽ đã chấm dứt, nhưng nếu thế thì đồng đội của anh ở Liverpool - Sakho cũng phải bị cấm tới hết giải.

Như đã làm với Suarez, FIFA cần mổ băng và có án phạt nghiêm khắc, ít nhất 3 trận treo giò với Sakho, vì hành vi bạo lực. Cũng chẳng có gì bào chữa được cho thái độ hung hăng từ hậu vệ người Pháp: anh không nhảy lên tranh chấp với đối phương hay trong một tình huống 50-50, đó là một pha giật chỏ ác ý có chủ đích.

Dẫu sao thì Didier Deschamps rất có thể sẽ kết luận rằng cặp trung vệ Laurent Koscielny và Raphael Varane đáng tin cậy hơn cho ĐT Pháp ở trận thuộc vòng 1/8 gặp Nigeria tại Brasilia thứ Hai tuần sau, nhưng án phạt cho Sakho mới là công lý.

Valencia bị truất quyền thi đấu ở phút 50
Valencia bị truất quyền thi đấu ở phút 50

Giống như Sakho, cầu thủ vào sân thay người trong hiệp 2 của Pháp Olivier Giroud rõ ràng đã giật chỏ trúng cằm của Gabriel Achilier khi họ đang trong một tình huống tranh chấp. Cú đánh không nguy hiểm và dùng nhiều sức như Sakho, nhưng vẫn là một phat giật chỏ. Tiền đạo của Arsenal đã rất may vì trọng tài không nhìn thấy tình huống đó.

Thế nhưng, trọng tài Noumandiez Doue lại quyết định đúng khi đuổi Antonio Valencia khỏi sân ở phút 50 vì pha vào bóng cao chân với Lucas Digne. Đội trưởng của Ecuador có thể đang tranh bóng, nhưng đó là một tình huống nguy hiểm, điều mà một cầu thủ từng phải vắng mặt 6 tháng vì chấn thương rạn mắt cá sau một pha va chạm như Valencia phải hiểu rõ hơn ai hết.

Đó là kiểu vào bóng chúng ta hay thấy ở các giải vô địch châu Âu, kiểu vào bóng làm đối phương gẫy chân. May mắn là Digne có thể thi đấu tiếp, nhưng anh chắc chắn là thấy đau đớn hơn nhiều so với Giorgio Chiellini.

Vụ việc của Suarez là độc nhất vô nhị, nhưng bạo lực trong bóng đá không chỉ có việc cắn đối thủ.

Nguồn: BÓNG ĐÁ +

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast