Tìm thấy bằng chứng về sự sống trên Trái Đất cách đây 3,5 tỷ năm

Các chuyên gia đã phát hiện ra bằng chứng về sự sống xa xưa nhất trên hành tinh cách đây 3,5 tỷ năm tại Australia.

tim thay bang chung ve su song tren trai dat cach day 3 5 ty nam

Bằng chứng trước đây về sự sống xa xưa nhất trên mặt đất là cách đây 2,9 tỷ năm trong trầm tích ở Nam Phi.

Hiện tại, các nhà khoa học đã phát hiện ra bằng chứng mới về sự sống trên hành tinh cách đây đến 3,5 tỷ năm trong trầm tích tại suối nước nóng ở miền tây Australia.

tim thay bang chung ve su song tren trai dat cach day 3 5 ty nam

Bằng chứng sự sống cách đây 3,5 tỷ năm trong trầm tích tại suối nước nóng ở miền tây Australia.

Phát hiện này đã trùng khớp với giả thuyết về nguồn gốc sự sống của nhà bác học Charles Darwin. Năm xưa, ông cho rằng: Sự sống khởi nguồn từ ‘cái ao nhỏ" và tính cho đến nay, dấu vết về sự sống cổ xưa nhất đúng là được tìm thấy trong mẫu đá 3,5 tỷ năm tuổi ở Australia.

Cuộc nghiên cứu mang tính cách mạng này do bà Djokic và các giáo sư Martin Van Kranendonk, Malcolm Walter, Colin Ward thuộc trường ĐH New South Wales ở Sydney (Australia) và giáo sư Kathleen Campbell thuộc trường ĐH Auckland (New Zealand) thực hiện và viết bài đăng trên tạp chí Journal Nature Communications.

Phát hiện này gây ngạc nhiên lớn trong giới khoa học và giúp cho các nhà du hành tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa vì trên đó cũng có suối nước nóng giống như Trái Đất cách đây 3,5 tỷ năm.

Điều quan trọng là phát hiện này cho thấy sự sống trên mặt đất đã từng tồn tại sớm hơn chúng ta tưởng rất nhiều – sớm hơn đến 580 triệu năm.

Có lẽ sự sống trên mặt đất bắt nguồn từ nước ngọt trong suối nước nóng và lan ra đại dương và sau đó thích nghi với trên cạn.

Hiện tại, các chuyên gia đang phân vân giữa 2 giả thuyết: Sự sống khởi nguồn từ lỗ phun thủy nhiệt dưới biển hoặc bắt đầu từ "cái ao nhỏ" đúng như Charles Darwin từng nói.

Do đó, phát hiện ở miền tây Australia mang ý nghĩa vô cùng to lớn về sinh học, địa chất học...

Nếu sự sống xa xưa trên Trái Đất được bảo tồn thì trên sao Hỏa cũng như vậy. Trầm tích ở Pilbara cùng niên đại với vỏ sao Hỏa nên có thể môi trường suối nước nóng trên hành tinh đỏ đang lưu giữ sự sống hóa thạch.

Vì thế, việc phát hiện ra bằng chứng sự sống xa xưa nhất tại Australia không chỉ cho thấy sự sống đa dạng từ buổi sơ khai Trái Đất, mà còn mở ra hy vọng tìm thấy nguồn gốc sự sống trên hành tinh đỏ.

Theo Trí thức trẻ

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast