Vì sao khí hậu ấm lên mà mùa đông tuyết lại rơi dày đặc ở khắp nơi

Mùa hè... nóng kỷ lục, nhưng vì sao mùa đông cũng rét kỷ lục vậy?

Daily updates

Chỉ mới một vài tháng trước, chúng ta đã nghe được thông tin kiểu như: Elnino khiến 2015 nóng kỷ lục; mùa đông 2015-2016 ấm áp, không lạnh... Kết quả thì sao? Miền bắc đang trải qua một đợt rét kỷ lục, đến nỗi không chỉ Sapa, Mẫu Sơn mà cả những khu vực như Hà Giang, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Yên Bái... cũng có tuyết rơi. Thậm chí khu vực Tam Đảo, Ba Vì - Hà Nội cũng đã xuất hiện băng giá.

Vì sao khí hậu ấm lên mà mùa đông tuyết lại rơi dày đặc ở khắp nơi ảnh 1

Tuyết phủ trắng xóa tại Sapa

Nhưng không chỉ có Việt Nam, mà rất nhiều nơi trên thế giới cũng đang phải chịu cảnh "mơ về em tuyết trắng". Điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi: Vì sao khí hậu toàn cầu nóng lên, thậm chí là năm nóng nhất lịch sử mà mùa đông lại có tuyết rơi ở nhiều nơi như vậy?

Theo các chuyên gia lý giải, nguyên nhân là vì độ ẩm. Elnino đã khiến khí hậu ấm lên, thể tích không khí nở ra, và qua đó độ ẩm không khí tăng lên.

Độ ẩm là một trong những điều kiện quan trọng để hình thành tuyết. Khí hậu Trái đất nóng lên sẽ dẫn đến hiện tượng băng tan chảy tại Bắc Cực, cùng với đó khí hậu tại khu vực này cũng sẽ ẩm hơn. Lượng ẩm tăng cao vào mùa hè, khi gặp khí lạnh của mùa đông sẽ kéo theo đó những đợt tuyết rơi dày đặc hơn tại các vùng phía Nam.

Theo lẽ thường, tuyết rơi sẽ khiến khí hậu ấm hơn - do kết tinh hơi nước là quá trình tỏa nhiệt. Tuy nhiên, lý do nào lại khiến mùa đông năm nay dường như khắc nghiệt hơn.

Theo các chuyên gia thì việc tuyết bao phủ dày đặc lại có tác động đến một hiện tượng mang tên "dao động Bắc Cực" (Arctic Oscillation – một dạng áp suất khí quyển tại các vĩ độ cao và trung bình).

Vì sao khí hậu ấm lên mà mùa đông tuyết lại rơi dày đặc ở khắp nơi ảnh 2
Ảnh mô tả giai đoạn tích cực và tiêu cực

Dưới tác động của tuyết, dao động Bắc Cực lần này tạo nên một áp suất lớn quanh vùng cực, đẩy khối không khí lạnh xuống các vùng vĩ độ thấp hơn.

Kết quả, các khu vực này sẽ có mùa đông lạnh hơn rất nhiều. Không khí lạnh ở vùng trung tâm Siberia (Nga) tràn qua Trung Quốc đã gây ra đợt rét kỷ lục trong 30 năm qua ở nước này, nhiệt độ thấp nhất xuống gần -48 độ C, phần lớn diện tích đất nước bị băng bao phủ.

Luồng không khí này sau đó cũng tràn qua Việt Nam, dù đã yếu đi đáng kể nhưng vẫn gây ra đợt rét khốc liệt ở các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ.

Vì sao khí hậu ấm lên mà mùa đông tuyết lại rơi dày đặc ở khắp nơi ảnh 3

Hay nói cách khác, thế giới của chúng ta đang trải qua thời kì thời tiết khắc nghiệt, mùa đông sẽ có ít ngày lạnh hơn, nhưng đã lạnh thì... lạnh vô cùng.

Theo Trí thức trẻ

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast