Linh hoạt trong xả lũ để công trình an toàn, giảm thiểu thiệt hại vùng hạ du

Trân mưa lớn sáng qua biến thành phố Hà Tĩnh thành biển nước. Không ít người dân băn khoăn có sự ảnh hưởng do xả lũ Kẻ Gỗ. Xung quanh vấn đề này, PV Báo Hà Tĩnh có cuộc trao đổi với ông Phạm Đăng Nhật - Giám đốc Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh về quá trình theo dõi, chỉ đạo điều tiết, vận hành xả lũ hồ Kẻ Gỗ.

>> Thành phố Hà Tĩnh chìm trong biển nước

>> Xả tràn hồ đập, các địa phương vùng hạ du cần chủ động phương án di dời dân

- Xin ông cho biết kịch bản điều tiết lũ tại hồ Kẻ Gỗ hiện nay như thế nào?

Theo quy trình điều tiết hồ chứa nước Kẻ Gỗ phê duyệt năm 2011, mực nước đến 15/10 được giữ không quá 29,5m. Từ diễn biến ngập lụt hạ sau bão số 10, trước cơn bão Nari (bão số 11), Sở NN&PTNT và các thành viên BCH PCLB tỉnh đã thống nhất hạ mực nước Kẻ Gỗ xuống dưới mức trần 29,5 m theo quy định của quy trình. Từ 150 m3/s vào sáng 12/10, lưu lượng xả tăng lên 180 m3/s, 200 m3/s và đạt 220 m3/s từ ngày 14/10. Đến ngày 15/10, mực nước trong hồ đã hạ từ 30,56m xuống còn 29,21m, cơ bản đúng như kịch bản “đón” lũ.

Lãnh đạo Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh kiểm tra quy trình vận hành điều tiết hồ Kẻ gỗ trước lúc xả tràn chiều 16/10
Lãnh đạo Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh kiểm tra quy trình vận hành điều tiết hồ Kẻ gỗ trước lúc xả tràn chiều 16/10

Đến thời điểm trước trận mưa lớn hôm qua, chúng tôi chỉ đạo đóng xả tràn trước một ngày để giảm áp lực cho vùng hạ du tại thời điểm có mưa khi nước nội đồng quá lớn. Từ chiều hôm qua (16/10), Công ty bắt đầu mở cống xả lũ với lưu lượng lúc cao nhất là 100 m3/s; đến nay thì hạ xuống còn 30 m3/s...

- Nói vậy thì việc ngập lụt hạ du vùng TP Hà Tĩnh trong sáng qua (16/10) không phải do xả lũ Kẻ Gỗ?. Và, nếu tiếp tục có mưa, Công ty sẽ thực hiện kịch bản nào, lưu lượng xả lũ lớn nhất theo mức thiết kế của hồ Kẻ Gỗ là bao nhiêu, thưa ông?

Thực tế, việc ngập lụt cục bộ một số vùng hạ du có nhiều nguyên nhân. Cùng một thời điểm, lượng mưa lớn, cường độ lớn, cộng với triều cường, nên tạo ra tổ hợp bất lợi gây ngập úng. Thứ nữa, lượng nước xả tự do qua tràn Bộc Nguyên và các lưu vực ngoại lai ở thời điểm cao nhất trùng vào lúc mực nước vùng hạ du cao nhất. Trong khi lòng dẫn thoát lũ hiện nay ở vùng TP Hà Tĩnh bị thu hẹp nhiều nên gây ra tình trạng dòng chảy bị chặn, thoát lũ kém. Kể cả như sau bão số 10, lưu lượng xả lũ tại thời điểm có mưa của hồ Kẻ Gỗ chỉ 50m3/s rất nhỏ so với diện tích đang bị ngập úng ở hạ du lúc bấy giờ.

Thời điểm TP Hà Tĩnh bị ngập nặng vào sáng qua thì hồ Kẻ Gỗ chưa xả tràn
Thời điểm TP Hà Tĩnh bị ngập nặng vào sáng qua thì hồ Kẻ Gỗ chưa xả tràn

Thời điểm TP Hà Tĩnh bị ngập nặng vào sáng qua thì hồ Kẻ Gỗ chưa xả tràn

Đối với công trình thủy lợi hồ Kẻ Gỗ, lưu lượng điều tiết xả lũ lớn nhất theo mức thiết kế lên đến 1.070 m3/s. Tuy nhiên, nếu xả với lưu lượng này trong vòng thời gian ngắn thì hậu họa ngập lụt vùng hạ du là khôn lường. Trên thực tế, thời điểm đã phải xả cao nhất của công trình là 900 m3/s (năm 1983) và 580 m3/s (năm 2010).

Cũng phải nói thêm rằng, đã là hồ chứa thì không thể không xả lũ. Bản chất hồ chứa chỉ giảm lũ, làm chậm lũ chứ không cắt được lũ. Mục tiêu lớn nhất vẫn là theo nguyên tắc phải đảm bảo an toàn hồ đập, cũng chính là an toàn cho hạ du; giảm thiểu mức thấp nhất thiệt hại vùng hạ du khi xã lũ và đảm bảo tích đủ nước phục sản xuất, dân sinh.

Nếu thời tiết tiếp tục diễn biến có mưa thì theo kịch bản: lượng mưa dưới 300 mm thì trong thời gian mưa và hạ du đang là cao điểm ngập úng thì hồ Kẻ Gỗ sẽ không xả, đợi khi mực nước ở hạ du xuống thấp mới xả lũ một cách phù hợp; còn nếu mưa trên 300mm thì buộc sẻ phải xả lũ theo nguyên tắc như đã nêu trên.

- Công tác truyền thụ thông tin về quy trình xả lũ tràn Kẻ Gỗ được thực hiện ra sao, thưa ông?

Bình thường, việc thông báo về quá trình xả lũ tới các địa phương vùng hạ du và các cơ quan thông tin đại chúng sẽ được Công ty thực hiện trước một ngày bằng fax, bản giấy, đăng tải trên trang thông tin điện tử của công ty. Trong quá trình xả lũ, nếu có sự thay đổi tăng hay giảm mức xã lũ đều được thực hiện theo quy trình và căn cứ dự báo mưa, thực trạng hạ du và các yếu tố khác liên quan một cách linh hoạt, nhằm tạo tâm thế chủ động cho bà con vùng hạ du.

Vào thời điểm cấp bách thì việc thông báo xả lũ sẽ qua đường dây nóng BCH PCLB các cấp, hoặc điện thoại, nhắn tin vào máy di động cá nhân cho lãnh đạo chính quyền các cấp, ngành liên quan.
Vào thời điểm cấp bách thì việc thông báo xả lũ sẽ qua đường dây nóng BCH PCLB các cấp, hoặc điện thoại, nhắn tin vào máy di động cá nhân cho lãnh đạo chính quyền các cấp, ngành liên quan.

Thường thì trong thời gian cao điểm của mưa, lũ việc quyết định tăng, giảm phải tỉnh toán và quyết định trong vài ba giờ vì vậy chỉ có thể thông báo trước từ một đến hai giờ; còn vào thời điểm cấp bách thì qua đường dây nóng BCH PCLB các cấp, hoặc điện thoại, nhắn tin vào máy di động cá nhân cho lãnh đạo chính quyền các cấp, ngành liên quan.

Tuy nhiên, điều bất cập hiện nay là một số thông số thiết kế hệ thống công trình đấu mối theo tiêu chuẩn cũ đã không còn phù hợp với quy định mới và nhất là diễn biến biến đổi khí hậu hiện nay. Trong khi đó, hệ thống quan trắc thủy văn vừa thiếu vừa lạc hậu khiến cho việc dự báo, dự tính tình hình mưa lũ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong tình huống khẩn cấp.

(Thực hiện)

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast