Nhiều xã ở TX Kỳ Anh thẩm định xong thiệt hại do sự cố môi trường

(Baohatinh.vn) - Chiều 1/10, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn có buổi làm việc nhằm kiểm tra việc kê khai, đánh giá, thẩm định đối tượng thiệt hại do sự cố môi trường biển tại thị xã Kỳ Anh. Cùng dự có Ủy viên BTV Tỉnh ủy - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Tất Thắng.

nhieu xa o tx ky anh tham dinh xong thiet hai do su co moi truong

Đến ngày 30/9, thị xã Kỳ Anh có 4 xã phường đã thẩm định xong công tác kê khai đền bù thiệt hại do sự cố môi trường biển, gồm: Kỳ Hưng, Kỳ Liên, Kỳ Phương, Kỳ Nam. Các xã khác cũng đã có nhiều thôn thẩm định xong lần 1, đang soát lại để hoàn chỉnh hồ sơ, gồm: Kỳ Ninh 5/9 thôn, Kỳ Trinh 5/6 thôn, Kỳ Lợi 6/10 thôn.

Riêng 4 thôn ở xã Kỳ Lợi, người dân vẫn chưa phối hợp kê khai. Các thôn Bắc Hà, Tây Hà, Hải Hà (xã Kỳ Hà) chỉ mới khoảng 30% người dân phối hợp kê khai. Các thôn Tây Yên, Yên Thịnh (Kỳ Thịnh), Hòa Lộc (Kỳ Trinh) sau khi kê khai đã không phối hợp thẩm tra.

nhieu xa o tx ky anh tham dinh xong thiet hai do su co moi truong

Ông Nguyễn Đình Hải - Bí thư Thị ủy Kỳ Anh cho rằng, trước mắt cần gác lại số tàu thuyền mới phát sinh, vì không thiệt hại thì không đền bù.

Theo số liệu đến thời điểm hiện tại, thị xã Kỳ Anh có khoảng 2.335 tàu thuyền với 5.017 lao động trực tiếp và gián tiếp, 486 lao động nuôi trồng thủy sản, 4.350 lao động khai thác thủy sản bằng nghề đơn giản bị ảnh hưởng. Tổng số lao động trực tiếp 11.526 người, lao động gián tiếp 2.202 người. Đến nay, các địa phương đã thẩm định xong 650 tàu thuyền với 1.638 lao động trên tàu; 3.264 lao động trực tiếp và 253 lao động gián tiếp.

Hiện, thị xã Kỳ Anh có 778 tàu mới tăng thêm so với số liệu đã được hỗ trợ theo Quyết định 1121 trước đó (thời điểm đó chỉ có 1.558 tàu). Trong đó, riêng xã Kỳ Lợi tăng thêm trên 370 tàu. Trong số tàu thuyền phát sinh, chỉ có 5 tàu đóng mới có giấy chấp thuận của Sở NN&PTNT tỉnh. Đây là vấn đề nảy sinh khó khăn cho thị xã Kỳ Anh trong quá trình thực hiện kê khai.

nhieu xa o tx ky anh tham dinh xong thiet hai do su co moi truong

Ông Chu Văn Quang, Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Lợi: Bất cập nhất của xã hiện nay là nhóm tàu thuyền. Toàn xã tăng thêm 376 tàu đóng mới sau sự cố môi trường. Việc gạt các tàu này ra không hỗ trợ sẽ gây khó khăn, áp lực cho xã.

Tại buổi làm việc, thị xã Kỳ Anh kiến nghị một số nội dung chính như: Cần có chính sách hỗ trợ các tàu mới nhưng không có giấy chấp thuận của Sở NN&PTNT; hỗ trợ các hộ nuôi trồng thủy sản năm 2016 bị chết dưới 70% và các hộ nuôi nhưng không bị chết, vì thực tế họ vẫn bị ảnh hưởng; hộ thu mua muối trực tiếp từ người sản xuất, chủ các cơ sở tạm trữ muối; hộ kinh doanh thức ăn, thuốc thú y thủy sản có địa điểm kinh doanh tại các xã phường ven biển; các lao động khai thác đơn giản nhưng không phải là nguồn thu nhập chính; có chính sách đặc thù trong thực hiện chính sách bồi thường cho thị xã Kỳ Anh vì đây là vùng trung tâm ô nhiễm, thiệt hại nặng nề.

nhieu xa o tx ky anh tham dinh xong thiet hai do su co moi truong

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Tất Thắng chia sẻ với khó khăn của thị xã Kỳ Anh và đề nghị lãnh đạo địa phương tăng cường về với cơ sở, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường tuyên truyền, vận động người dân để hoàn thành tốt công việc.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn ghi nhận kết quả đạt được và chia sẻ khó khăn với thị xã Kỳ Anh; yêu cầu địa phương tập trung thực hiện tốt việc rà soát, thẩm tra, thẩm định hồ sơ; bám chắc vào các văn bản hướng dẫn để triển khai; quá trình xây dựng hồ sơ phải chặt chẽ tuyệt đối, không được để xảy ra sai sót…

Quá trình chi trả cần lưu ý, xem xét các vấn đề bất cập nảy sinh; đặc biệt là 3 nhóm gồm: tàu trên 90CV, cơ sở nuôi trồng thủy sản và sản xuất muối, những đối đối tượng mà chủ nhận tiền hỗ trợ, sau đó thanh toán với người lao động.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Quan điểm là phải bám sát các văn bản hướng dẫn để thực hiện việc hỗ trợ, đền bù. Hồ sơ nào xong cần phê duyệt để chi trả tiền cho người dân trong thời gian sớm nhất có thể.

Chủ đề BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast