Thăng trầm nghề đan cót bên dòng La

(Baohatinh.vn) - “Đan dè, đan cót/ Vót cả cồi hương/ Tiền bỏ vô rương/ Tiêu khi mô cho hết”. Ấy là những câu thơ được người dân khắp vùng truyền tai nhau khi nói về nghề đan cót của làng Bến Hàu, xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh).

thang tram nghe dan cot ben dong la
thang tram nghe dan cot ben dong la

Tiếc rằng, những câu thơ đó nay chỉ thuộc về quá khứ, nghề đan cót ở Trường Sơn đang dần mai một…

thang tram nghe dan cot ben dong la

Theo ông Nguyễn Văn Dụ, người có thâm niên trong làng, nghề đan cót có từ năm 1943, được ông cha truyền lại. Ban đầu, đan để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, thấy được giá trị của tấm cót nhiều người tìm đến mua, lúc đó, nghề đan cót mới phát triển dần và thời kỳ hưng thịnh nhất từ những năm 1955 - 1986. “Lúc đó, làng có thành lập 2 HTX đan cót là Kiến Trúc và Trường Công, cả làng làm nghề chứ không phải như bây giờ.” – ông Dụ tiếc nuối.

thang tram nghe dan cot ben dong la

Cót được dùng để trần nhà, làm mái che hiên rất mát mẻ… hoặc khoanh lại làm bồ đựng thóc, làm kho muối vì cót giúp hút ẩm rất tốt; dùng để che đậy công trình độ bền cao. Trong thời chiến, cót còn được dùng để đắp đường cho xe qua.

thang tram nghe dan cot ben dong la

Để làm cót, người dân phải mua nứa từ vùng núi Vũ Quang, Hương Khê, Hương Sơn…

thang tram nghe dan cot ben dong la

Những năm gần đây, nguyên liệu hiếm, nhu cầu dùng cót của người dân không còn lớn, sản phẩm làm ra cầm chừng. Trong làng chỉ còn những người già miệt mài theo nghề, số người đan cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay

thang tram nghe dan cot ben dong la
thang tram nghe dan cot ben dong la
thang tram nghe dan cot ben dong la

Để đan cót, người đan vừa phải khéo léo, lại phải nhanh tay. Để tránh bị nứa cứa bàn tay uốn thoăn thoắt trên những tấm cót dài

thang tram nghe dan cot ben dong la

Mỗi tấm cót rộng 1m, dài 3m có giá 50 nghìn đồng; người đan nhanh mỗi ngày đan được 4 tấm cót… trừ chi phí, tiền công chỉ 40 nghìn/ngày.

thang tram nghe dan cot ben dong la

Theo bác Trần Đình Sơn, nứa tươi mua về ngâm 10 ngày, mang lên lau sạch rồi đem đan thì tấm cót đó dùng được đến 30 năm mới bị hỏng

thang tram nghe dan cot ben dong la

Say mê với nghề, người dân Cửu Yên mong mỏi nghề đan cót được lưu giữ. “Nhiều vùng trong tỉnh, thậm chí người ở Quảng Bình còn cần đến cót, vẫn ra đặt hàng ở làng chúng tôi. Dẫu ít, nhưng còn có người dùng chúng tôi còn làm.” – Bà Nguyễn Thị Thanh chia sẻ

thang tram nghe dan cot ben dong la
thang tram nghe dan cot ben dong la

Để đan tấm phên che mái nhà, yêu cầu nguyên liệu khắt khe hơn: nứa phải thẳng, to, đường kính trên 6cm, mắt nứa lặn. Và khi có ai đặt hàng mới làm…

thang tram nghe dan cot ben dong la

Ngày nay, để phù hợp thẩm mỹ, người dùng mua về có thể tự sơn các họa tiết, màu sắc để tấm phên thêm đẹp mắt… Cót được đan làm rèm hay trang trí ở các ngôi nhà gỗ, quán café giá thành vừa rẻ, vừa đẹp lại rất mát…

Chủ đề Làng nghề LĐVL

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast