Tìm giải pháp để lao động Việt Nam làm việc ổn định tại Thái Lan

(Baohatinh.vn) - Sáng 20/1, Sở LĐ-TB&XH phối hợp Hiệp hội Xuất nhập khẩu lao động nước ngoài Thái Lan tổ chức hội nghị bàn giải pháp đẩy mạnh chương trình hợp tác lao động Việt Nam – Thái Lan.

tim giai phap de lao dong viet nam lam viec on dinh tai thai lan

Ông Nguyễn Trí Lạc – Giám đốc sở LĐ-TB&XH: Mong muốn phía Thái Lan tạo điều kiện để sinh viên, người lao động Việt Nam được tiếp cận thị trường tiềm năng này một cách hợp pháp, lâu dài và thu nhập ổn định.

Tính đến cuối năm 2016, tổng số lao động của Hà Tĩnh đang làm việc tại nước ngoài là 52.300 người, trong đó, số lao động làm việc tại Thái Lan thường dao động từ 10.000 – 12.000 người, chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực du lịch, nhà hàng, khách sạn…

Mặc dù Thái Lan là thị trường lao động tiềm năng, số lao động Việt Nam đông, nhưng 80% đến từ các vùng nông thôn và chưa qua đào tạo, không có hợp đồng lao động hợp pháp. Chi phí di cư theo con đường bất hợp pháp chỉ bằng 1/10 khi đi theo các chương trình hợp tác, thủ tục lại đơn giản nên người dân không mặn mà tiếp cận dịch vụ tại các đơn vị được cấp phép. Bên canh đó, hai bên đang gặp phải một số khó khăn trong quá trình hợp tác như: đa phần lao động không muốn bị ràng buộc bởi hợp đồng lao động; ý thức chấp hành pháp luật của người lao động kém nên thường bị đuổi việc…

tim giai phap de lao dong viet nam lam viec on dinh tai thai lan

Ông Chackrit Suwannasarn – đại diện Hiệp hội Xuất nhập khẩu lao động nước ngoài Thái Lan: Phía Thái Lan sẽ hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong vấn đề quản lý người lao động; xem xét việc hỗ trợ cán bộ, giáo viên tiếng Thái cho các cơ sở đào tạo, cung ứng lao động của Việt Nam.

Tại hội nghị, hai bên đã tập trung phân tích những khó khăn, tiềm năng lợi thế để tìm ra giải pháp nhằm đẩy mạnh chương trình hợp tác lao động hợp pháp. Theo đó, hiện nay, giữa Việt Nam và Thái Lan mới chỉ kí kết hợp tác lao động ở hai ngành nghề là xây dựng và đánh bắt thủy sản. Tuy nhiên, hai ngành nghề này lại chưa được lao động lựa chọn nhiều do mức lương chưa thỏa đáng, rủi ro cao, trong khi đó những ngành nghề không nằm trong khuôn khổ ký kết lại đang rất phát triển. Vì vậy, các bên cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa để tìm kiếm một giải pháp bền vững, hiệu quả.

Một vấn đề khó khăn nữa là hiện nay thẻ cư trú của lao động được đóng dấu 1 lần/ tháng gây tốn kém về chi phí, thời gian, khó khăn trong quản lý. Phía Việt Nam mong muốn Thái Lan phối hợp và có biện pháp khắc phục hạn chế này để tạo điều kiện cho lao động Việt Nam cư trú, làm việc ổn định, hợp pháp…

Chủ đề Làng nghề LĐVL

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast