Con chưa biết nói, làm thế nào để hiểu bé muốn gì?

Câu hỏi này là mối bận tâm chung của rất nhiều cha mẹ.

Em bé sẽ phát triển dần theo từng tuần, từng tháng, cuối cùng ở tuần 40, thai nhi có kích thước bằng quả dưa hấu.

Ngay từ khi sinh ra, bé đã bắt đầu có nhu cầu giao tiếp với cha mẹ và thế giới xung quanh bằng nhiều cách khác nhau. Vì vậy, cha mẹ đừng mải chăm sóc con mà quên đi việc giao tiếp với trẻ.

Khóc là cách để trẻ sơ sinh giao tiếp

Từ lúc chào đời, trẻ sơ sinh đã có thể khóc. Đây là cách để bé giao tiếp với mọi người xung quanh trong một khoảng thời gian nhất định. Khi trẻ khóc, bé có thể muốn cho cha mẹ biết đang đói bụng, chân bị lạnh, mệt mỏi, cần được ôm ấp...

Cha mẹ có thể xác định điều bé cần qua từng kiểu khóc. Khi tiếng khóc ngắn và khóc rên rỉ, trẻ có thể đang bị đói. Trẻ cảm thấy khó chịu sẽ có tiếng khóc lớn hơn. Tuy nhiên, có những khi bé khóc nhưng không có lý do. Vì vậy, khi con khóc, cha mẹ không thể khiến trẻ nín ngay lập tức. Bởi đây là cách để trẻ giải tỏa căng thẳng trong người.

Trẻ sơ sinh có thể phân biệt được tiếng nói của con người và các âm thanh khác. Vì vậy, khi ôm ấp, ủ ấm và cho con ăn, cha mẹ cần chú ý tới phản ứng của bé.

Giao tiếp với trẻ sơ sinh chính là cách đáp ứng nhu cầu của bé. Ngoài ra, những phản ứng của người lớn với tiếng khóc cho trẻ thấy bản thân là người quan trọng và được chú ý.

con chua biet noi lam the nao de hieu be muon gi
Cha mẹ nên trò chuyện với trẻ từ khi sinh ra để con học được các kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp. Ảnh: Parents Magazine.

Ngoài tiếng khóc, trẻ sơ sinh có thể sử dụng mắt để giao tiếp, lắng nghe chăm chú vào từng từ và âm thanh. Em bé có thể nhìn vào gương mặt và miệng của bạn, giúp hiểu các khái niệm cơ bản trong giao tiếp. Khoảng 7-8 tuần tuổi, bé bắt đầu có những âm thanh đơn giản đầu tiên.

Khi lớn hơn, bé sẽ bắt đầu tạo ra nhiều âm thanh, nụ cười. Nếu cha mẹ lắng nghe và đáp lại những tiếng thì thầm, trẻ sẽ bi bô nhiều hơn.

Cha mẹ giao tiếp với trẻ sơ sinh như thế nào?

Nhiều cha mẹ cảm thấy ngớ ngẩn khi nói chuyện với con. Tuy nhiên, giao tiếp là cách giúp bé phát triển và tạo ra sự yêu thương, ấm áp. Cha mẹ có thể áp dụng các cách sau để trò chuyện và giao tiếp với bé từ khi sinh ra.

- Phương pháp "parentese": Đây là phương pháp điều chỉnh âm điệu, nội dung lời nói, khi cha mẹ giao tiếp với con. Trẻ sẽ thích nhìn mắt nhấp nháy và miệng của bạn căng ra khi phát âm các từ.

- Nói về hành động đang làm: Cha mẹ có thể nói bằng bất kỳ ngôn ngữ nào hoặc có sự chuyển đổi giữa các ngôn ngữ giúp con học thêm từ ngữ và cách nói chuyện.

- Hát hoặc đọc các câu thơ có vần: Đây là cách thú vị giúp phát triển kỹ năng ngôn ngữ của bé. Bạn có thể thực hiện điều này khi ngồi trong xe hơi, khi tắm cho con hoặc trước khi đi ngủ. Em bé sẽ thích nhịp điệu của các từ và cảm thấy được giọng nói của cha mẹ dỗ dành.

- Đọc sách và kể chuyện từ khi trẻ sinh ra: Sau vài tuần áp dụng cách này, bé sẽ hiểu được đó là thời gian để tận hưởng không gian yên tĩnh và đặc biệt bên cạnh mẹ. Ngoài ra, điều giúp con của bạn nhận biết các từ và học cách lắng nghe khi người khác nói chuyện. Nếu bé khóc hoặc khó chịu khi nghe đọc sách, bạn nên tạm dừng và thử lại lần sau.

- Lắng nghe và trả lời: Cha mẹ hãy lắng nghe những tiếng nói bập bẹ và trả lời con. Bạn nên dành một chút thời gian để con trả lời, giúp bé hiểu được khuôn mẫu của một cuộc nói chuyện.

- Gọi tên đồ chơi, đồ vật trong nhà: Bạn có thể nói: "Đây là chiếc tất của con. Chúng ta sẽ đi tất vào chân đúng không nào?". Cách này giúp trẻ nhận biết từng loại đồ chơi và đồ vật trong nhà.

Theo Zing

Chủ đề Tư vấn sức khỏe

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast