Vũ Quang tiêu hủy gần 3 tấn lợn dương tính với dịch tả lợn châu Phi

(Baohatinh.vn) - Sau hơn 1 tuần tái phát, dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã lây lan ra 4 xã ở Vũ Quang (Hà Tĩnh), với 34 con bị nhiễm bệnh buộc phải tiêu hủy.

Vũ Quang tiêu hủy gần 3 tấn lợn dương tính với dịch tả lợn châu Phi

Cán bộ thú y huyện Vũ Quang tiến hành lấy mẫu lợn bệnh của hộ ông Nguyễn Xuân Hoài ở thôn Mỹ Ngọc (xã Đức Lĩnh) đi xét nghiệm.

Theo thông tin từ Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Vũ Quang, từ ngày 26/3 - 28/3, 2 con lợn nái có trọng lượng 2,5 tạ của hộ ông Nguyễn Xuân Hoài (thôn Mỹ Ngọc, xã Đức Lĩnh) xuất hiện triệu chứng sốt, bỏ ăn và chết rất nhanh.

Ngay sau đó, Trung tâm đã lấy mẫu xét nghiệm, kết quả cho thấy lợn tại hộ ông Nguyễn Xuân Hoài dương tính với vi-rút DTLCP.

Vũ Quang tiêu hủy gần 3 tấn lợn dương tính với dịch tả lợn châu Phi

Lợn của gia đình ông Lê Thế Mỹ ở thôn 3, xã Đức Bồng bị chết do DTLCP.

Đến nay, DTLCP đã lây lan ra 4 xã: Đức Lĩnh, Hương Minh, Đức Bồng, Thọ Điền với 34 con lợn ốm chết và buộc tiêu hủy với khối lượng gần 3 tấn.

Để khống chế dịch, huyện Vũ Quang đã cấp phát hơn 400 lít hóa chất cho các địa phương sử dụng phòng chống DTLCP; chỉ đạo cơ quan chức năng cùng các địa phương tập trung tuyên truyền, khuyến cáo người chăn nuôi về nguy cơ xẩy ra dịch bệnh.

Đồng thời, bố trí cán bộ chuyên môn, cán bộ phụ trách và lập các tổ công tác tăng cường kiểm tra hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ động vật, đảm bảo thực hiện kịp thời, hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh ở địa phương.

Vũ Quang tiêu hủy gần 3 tấn lợn dương tính với dịch tả lợn châu Phi

Tại các thôn có ổ dịch, các địa phương ở Vũ Quang đã cắm biển cảnh báo.

Ông Võ Quốc Hội - Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Vũ Quang cho biết: “Tổng đàn lợn trên địa bàn huyện Vũ Quang đến thời điểm hiện tại đạt hơn 33.000 con, trong đó lợn nái 5.000 con, lợn thịt 28.000 con. Ngay sau khi DTLCP bùng phát trên địa bàn, Trung tâm đã tập trung chỉ đạo các địa phương siết chặt công tác phòng dịch tại khu vực nuôi, tiến hành phun tiêu độc khử trùng thường xuyên.

Đối với các hộ chưa đảm bảo điều kiện về chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh, Trung tâm đã khuyến cáo người dân ngừng tái đàn để đảm bảo an toàn, tránh thiệt hại”.

Tin liên quan:

Chủ đề Dịch bệnh GS-GC

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast