Lộ trình tăng thẩm quyền xét xử của Tòa án được triển khai một cách thuận lợi

Thực hiện lộ trình tăng thẩm quyền xét xử theo tinh thần cải cách tư pháp của Nghị quyết 49-NQ/TW - Bộ Chính trị, TAND thành phố Hà Tĩnh là một trong 2 đơn vị đầu tiên của tỉnh được giao thẩm quyền xét xử mới về hình sự và dân sự. Sau hơn 5 năm đI vào hoạt động, những kết quả đạt được của TAND thành phố Hà Tĩnh nói riêng, các TAND cấp huyện trong toàn tỉnh nói chung cho thấy, lộ trình tăng thẩm quyền xét xử đã và đang được triển khai một cách thuận lơI, đảm bảo các yêu cầu của chiến lược cảI cách tư pháp.

Rút kinh nghiệm thực hiện lộ trình tăng thẩm quyền xét xử tại TAND TP Hà Tĩnh
Rút kinh nghiệm thực hiện lộ trình tăng thẩm quyền xét xử tại

TAND TP Hà Tĩnh

Là trung tâm của hệ thống các cơ quan tư pháp trong lộ trình tăng thẩm quyền xét xử, vì vậy, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, ngay trước khi được giao thẩm quyền, TAND thành phố đã có nhiều công tác chuẩn bị, đón đầu cho Bộ luật TTHS mới. Một yêu cầu đặt ra là phảI có đủ đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu, trong khi vào thời điểm đó, TAND thành phố mới chỉ có 4 thẩm phán. Trước thực trạng đó, đơn vị đã tiến hành rà soát lại đội ngũ cán bộ để phân loại, đánh giá và đề xuất ngành TA tỉnh xây dựng biên chế, kiện toàn về mặt tổ chức. Mặt khác, TAND TP cũng rất chú trọng công tác bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ năng lực cho đội ngũ kế cận những thẩm phán sắp đến tuổi nghỉ hưu. Đồng thời, tạo điều kiện cho cán bộ đi học nâng cao trình độ chuyên môn và lý luận chính trị. Nhờ đó, đến thời điểm này, đội ngũ cán bộ của TAND TP đã được xây dựng một cách hoàn thiện, đủ tâm và tài để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Chính vì thế, sau 5 năm thực hiện việc xét xử tăng thẩm quyền, dù thường xuyên có sự thay đổi về mặt nhân sự nhưng với nguồn cán bộ đã được chuẩn bị sẵn, TAND TP luôn chủ động được trong việc đề đạt bổ nhiệm thẩm phán. Tính đến nay, từ nguồn cán bộ là thư ký của đơn vị, đã có 4 đồng chí được bổ nhiệm làm thẩm phán. Đây được coi là “cáI nôI” đào tạo cho ngành TA tỉnh điều chuyển thẩm phán đI các địa phương khác trong quá trình thực hiện lộ trình tăng thẩm quyền.

Một trong những yêu cầu quan trọng của việc xét xử theo thẩm quyền mới là phảI có cơ sở vật chất, hạ tầng đảm bảo. Trước thực tế những ngày đầu, hạ tầng đang rất thiếu thốn, TAND TP đã phối hợp với các ban ngành cấp tỉnh, cấp uỷ chính quyền địa phương khảo sát, kiểm tra lại cơ sở vật chất phục vụ cho công tác xét xử. Nhờ đó, đã được các cơ quan chức năng chấp thuận, tạo điều kiện cải thiện cơ sở vật chất hạ tầng một cách đáng kể.

Việc tăng thẩm quyền xét xử về hình sự đối với tội phạm có khung hình phạt cao nhất là 7 năm tù lên 15 năm tù là khẳng định về năng lực ngày càng mạnh trong việc điều tra truy tố xét xử của cơ quan tố tụng. Đây cũng là một thử thách đối với những người thực thi pháp luật, bởi việc tăng thẩm quyền cũng có nghĩa là tăng về số vụ, số đối tượng phải thụ lý điều tra, truy tố xét xử và mức độ nguy hiểm về tội phạm cũng cao hơn. Chỉ tính riêng năm 2009, TAND TP đa thụ lý 53 vụ án hình sự với 105 bị cáo, trong đó có 15 vụ, 34 bị cáo án thẩm quyền mới.

Tuy nhiên, có thể khẳng định, trong thời gian qua, hoạt động xét xử, nhất là với các vụ án theo thẩm quyền mới đã được 3 ngành làm án của thành phố Hà Tĩnh thực hiện đúng yêu cầu pháp luật, kịp thời

Ông Nguyễn Trí Tuệ - Chánh án TAND tỉnh Hà Tĩnh: "Thực hiện tăng thẩm quyền xét xử cho TAND cấp huyện, đến nay ngành TAND đã triển khai xong ở tất cả 12/12 huyện, thị, thành phố theo đúng lộ trình. Thành công của TAND TP là nét tiêu biểu trong lộ trình thực hiện tăng thẩm quyền của toàn ngành. Với cách làm này, ngành TAND tỉnh sẽ tiếp tục hoạt động hiệu quả, góp phần quan trọng trong giữ gìn ổn định chính trị, thúc đẩy tiến trình phát triển KT-XH của tỉnh"

, đúng người, đúng tội, không oan sai. Bằng các phiên tòa lưu động, hoạt động xét xử đã đã góp phần tích cực vào việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, phục vụ tốt cho nhiệm vụ chính trị của địa phương. Đặc biệt, việc tăng thẩm quyền thụ lý các vụ án dân sự theo điều 33 Bộ luật TTDS, đến nay, trên toàn tỉnh chỉ riêng TAND TP đã thụ lý 2 vụ án tranh chấp thương mại. Kết quả giải quyết công nhân sự thỏa thuận thành cho thấy đây là một bước tiến quan trọng trong quy trình xét xử mới của TAND cấp huyện, góp phần làm giảm áp lực trong hoạt động xét xử của TAND cấp trên.

Ông Đặng Văn Thanh - Chánh án TAND TP Hà Tĩnh cho biết: “Ngoài nỗ lực cố gắng của ngành Toàn án, một yếu tố làm nên những thành công là mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng của huyện ngày càng được củng cố. Dưới sự chỉ đạo của các cơ quan ngành dọc và Thành ủy, HĐND, UBND thành phố, trong giải quyết công việc chung, các cơ quan Công an, Viện Kiểm sát và Tòa án phối hợp chặt chẽ với nhau trên cơ sở tôn trọng các quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi ngành, vì vậy tiến độ giải quyết án nhanh hơn”.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast