CIA phản ứng thế nào nếu ông Kim Jong-un “biến mất không dấu vết”?

Theo hãng tin Sputnik, ông Mike Pompeo, giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ CIA cho biết, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un là người “luôn tìm cách bảo vệ quyền lực của mình” và rất lo ngại những âm mưu ám sát nhằm vào mình.

Ông Pompeo cho biết: “Tôi không có ý nói xấu, nhưng nếu một ngày kia ông Kim Jong-un biến mất, chúng tôi sẽ nhất quyết không bình luận về sự kiện này bởi trong lịch sử CIA cũng đã có những hoạt động ngầm”.

cia phan ung the nao neu ong kim jong un bien mat khong dau vet

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Trong quá khứ, CIA đã có những âm mưu và tiến hành các hoạt động nhất định nhằm lật đổ hoặc loại bỏ lãnh đạo cấp cao của nhiều nước trên thế giới, ví dụ như Iran, Cuba, Congo và Việt Nam.

Ông Pompeo cũng nói rằng CIA trong tương lai sẽ tiến hành cải tổ hoạt động của mình, qua đó cơ quan này “sẽ trở thành một tổ chức nguy hiểm hơn”. Trước đó ông cũng từng nói rằng nước Mỹ sẽ sẵn sàng phần nào nếu Triều Tiên tiến hành tấn công bằng tên lửa, song ông nói rõ Washington sẽ ngăn tên lửa Triều Tiên như thế nào khi nó gần đến mục tiêu.

Mới đây Bình Nhưỡng đã cáo buộc CIA có âm mưu ám sát lãnh đạo Kim Jong-un bằng vũ khí hóa học hoặc sinh học. Theo hãng tin KCNA của Triều Tiên, âm mưu ám sát này “đã cho thấy bộ mặt thật của Mỹ khi họ là kẻ chủ mưu đằng sau chủ nghĩa khủng bố”. Dù vậy, Triều Tiên chưa đưa ra được bất kỳ bằng chứng cụ thể nào.

Nói về các cáo buộc của Triều Tiên, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng người này “không có bất ky bình luận nào”. Trong khi đó, cơ quan tình báo Hàn Quốc cho biết lãnh đạo Triều Tiên đang tỏ ra “cực kỳ lo sợ” trước các âm mưu nhằm ám sát ông và đã có những biện pháp để đối phó.

Căng thẳng xung quanh Triều Tiên và chương trình hạt nhân của họ đã nóng lên trông thấy do các cuộc thử nghiệm tên lửa và hạt nhân vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc mà họ đã tiến hành.

Lần gần đây nhất Triều Tiên tiến hành phóng thử tên lửa là vào ngày 15/9, tên lửa này đã bay qua vùng lãnh thổ phía Bắc Nhật Bản trước khi đâm xuống Thái Bình Dương. Vào ngày 3/9, nước này đã tiến hành cuộc thử nghiệm một loại bom nhiệt hạch có sức công phá lớn nhất từ trước tới nay.

Đáp lại, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã áp dụng nhiều lệnh trừng phạt đối với Bình Nhưỡng nhằm ngăn họ phát triển tên lửa và đầu đạn hạt nhân.

Theo Infonet

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast