Bệnh nhược thị - Cần được phát hiện từ nhỏ

Nhược thị thường bắt đầu ở tuổi nhà trẻ và đầu độ tuổi mẫu giáo. Trong hầu hết các trường hợp, chỉ có một mắt bị ảnh hưởng và rất khó phát hiện.

Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, có thể tránh được giảm thị lực. Nhưng nếu không được điều trị sẽ không thể nhìn ngay cả với kính hoặc kính áp tròng theo đơn bác sĩ.

Các dấu hiệu và triệu chứng của nhược thị

benh nhuoc thi can duoc phat hien tu nho

Có thể giúp trẻ dễ chấp nhận băng bịt mắt bằng cách biến nó thành trò chơi.

Một nguyên nhân phổ biến của nhược thị là lác (lé) mắt. Vì vậy, nếu bạn nhận thấy trẻ bị lác hoặc sự lêch trục nào đó ở mắt, hãy sắp xếp đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay, tốt nhất là bác sĩ chuyên khoa nhãn nhi.

Một dấu hiệu khác cho thấy trẻ có thể bị nhược thị là thấy trẻ khóc hoặc khó chịu khi bị che một mắt khi trẻ đang nhìn gì đó, chẳng hạn như đang xem TV.

Nếu trẻ không thấy phiền khi che bên mắt này, nhưng lại khó chịu khi che bên mắt kia, thì điều này có thể gợi ý rằng mắt bị che là mắt "tốt", và mắt không che là mắt bị nhược thị, gây nhìn mờ.

Nhưng cách kiểm tra sàng lọc đơn giản này không thể thay thế cho việc khám mắt toàn diện.

Việc khám mắt nhằm đảm bảo là trẻ đó có thị lực bình thường ở cả hai mắt và chức năng hai mắt phối hợp tốt với nhau.

benh nhuoc thi can duoc phat hien tu nho

Nguyên nhân gây nhược thị

Có 3 loại nhược thị, dựa theo nguyên nhân:

Nhược thị do lác (lé). Lác mắt (lé mắt) là nguyên nhân hay gặp nhất của nhược thị. Để tránh song thị do mắt không thẳng trục, não sẽ bỏ qua tín hiệu thị giác từ bên mắt bị lệch trục, dẫn đến nhược thị ở mắt đó (mắt lười). Loại nhược thị này được gọi là nhược thị do lác.

Nhược thị do tật khúc xạ. Đôi khi, nhược thị là do tật khúc xạ không đều ở 2 bên mắt, mặc dù trục mắt bình thường. Ví dụ, một mắt có thể bị cận thị hoặc viễn thị đáng kể, trong khia mắt kia thì không. Hoặc một mắt có thể bị loạn thị đáng kể còn mắt kia thì không. Trong trường hợp này, não dựa trên mắt ít tật khúc xạ không điều chỉnh hơn và "phớt lờ" hình ảnh mờ từ mắt kia, gây nhược thị ở mắt không được sử dụng. Đây được gọi là nhược thị khúc xạ (hoặc nhược thị khúc xạ không đều).

Nhược thị do thiếu kích thích. Bệnh do một yếu tố nào đó cản trở ánh sáng đi vào và hội tụ trong mắt của trẻ, ví dụ đục thủy tinh thể bẩm sinh. Điều trị kịp thời đục thủy tinh thể bẩm sinh là cần thiết để cho phép thị lực phát triển bình thường.

Theo Dân trí

Chủ đề Tư vấn sức khỏe

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast