Chuyên gia đầu ngành chia sẻ 4 bước phát hiện sớm ung thư cổ tử cung

Theo thông tin từ mạng lưới phòng chống ung thư Việt Nam, ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư hay gặp ở phụ nữ, chỉ đứng sau ung thư vú và ung thư dạ dày, đặc biệt hay gặp ở các nước kém phát triển.

chuyen gia dau nganh chia se 4 buoc phat hien som ung thu co tu cung

Ung thư cổ tử cung đứng thứ 3 sau các bệnh ung thư khác.

Cả đời chỉ đến viện 2 lần đi đẻ

Bà Nguyễn Thị Hiểu trú tại Hương Sơn, Hà Tĩnh thường bị đau lưng vùng chậu, đi tiểu bất thường, có máu ở âm đạo. Bà Hiểu nghĩ có thể do mình thụt rửa âm đạo thường xuyên gây nên.

Bà đi khám sản khoa. 54 tuổi nhưng đây là lần đầu tiên bà đi khám sản khoa, ngoại trừ 2 lần đi viện đẻ.

Sau khi làm xét nghiệm tế bào, bác sĩ phát hiện có tế bào lạ và nhuộm tế bào chẩn đoán K cổ tử cung giai đoạn 2b.

Bà Hiểu phải nhập viện điều trị. Bác sĩ sẽ cắt bỏ toàn phần tử cung sau đó tiến hành xạ trị. Bà Hiểu ân hận vì không chịu đi khám sản khoa thường xuyên để biết được bệnh sớm hơn.

Hay như trường hợp của Vũ Thị Ngà trú tại Hà Đông, Hà Nội cũng vậy. Chị Ngà đi làm giúp việc ở Hà Đông nên không có cơ hội đi khám bệnh. Giống bao phụ nữ ở nông thôn, chị không khám phụ khoa bao giờ. Thi thoảng ngứa ngáy chị ra trạm y tế mua nước về rửa là hết.

Gần đây, chị thấy có khí hư bất thường, chảy máu ở vùng kín. Chị Ngà nghĩ có thể do tuổi tiền mãn kinh. Chị ra cửa hàng mua thuốc về rửa nhưng không đỡ.

Đến khi đau ở vùng bụng dưới, đi tiểu nhiều lần, mỗi lần đi rất ít, chủ nhà khuyên chị đi khám sản khoa. Kết quả, chị Ngà bị ung thư cổ tử cung giai đoạn 2.

4 bước tránh ung thư

Giáo sư Nguyễn Bá Đức – Nguyên Giám đốc BV K trung ương cho biết giống như các bệnh ung thư, ung thư cổ tử cung nếu phát hiện sớm có thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bệnh ít dấu hiệu nên người bệnh phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Vì thế, Giáo sư Đức khuyên chị em phụ nữ đã quan hệ tình dục từ 3 năm trở lên nên thường xuyên thực hiện các biện pháp sau để phát hiện ung thư cổ tử cung sớm nhất.

Khám phụ khoa: Thầy thuốc sẽ kiểm tra cổ tử cung cùng với khám các cơ quan khác trong vùng khung chậu. Người được khám cần nằm trên bàn khám phụ khoa. Thầy thuốc có thể sử dụng mỏ vịt để quan sát cổ tử cung và lấy tế bào âm đạo làm xét nghiệm. Sau đó, thấy thuốc có thể sẽ khám phụ khoa bằng tay một tay thăm trong kết hợp với một tay ở bên ngoài nắn vùng bụng dưới, khám hạch bạch huyết vùng hạch bẹn.

Xét nghiệm tế bào học âm đạo: Phương pháp xét nghiệm tế bào học âm đạo còn có tên là xét nghiệm Pap. Thấy thuốc sẽ lấy tế bào trên bề mặt cổ tử cung và âm đạo bằng một que gỗ hoặc qua nhựa hoặc bàn chải nhỏ hoặc tăm bông. Các tế bào sẽ được phết lên một phiến kính, nhuộm và soi trên kính hiển vi. Phương pháp này khá chính xác, cho phép phát hiện những biến đổi của tế bào.

Trong vòng 48 giờ trước khi làm xét nghiệm, người phụ nữ không nên thụt rửa âm đạo, không quan hệ tình dục, không đặt nút gạc, các loại bọt, keo tránh thai hoặc các loại kem, thuốc đặt âm đạo. Những ngày có kinh phụ nữ không nên làm xét nghiệm tế nào này.

Xét nghiệm axit axetic: Nghiệm pháp axit axetic hay còn gọi tắt là VIA là nghiệm pháp chấm cổ tử cung bằng dung dịch axit axetic 3 – 5% và quan sát bằng mắt thường để phát hiện bất thường bao gồm các tổn thương tiền ung thư. Đây là phương pháp đơn giản, rẻ tiền, tương đối chính xác, có hiệu quả ca để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung.

Nghiệm pháp Lugol: là nghiệm pháp chấm cổ tử cung bằng dung dịch lugol 5% và quan sát bằng mắt thường. Bình thường, các tế bào bề mặt của cổ tử cung bắt màu nâu khi chấm dung dịch này nếu lớp tế bào này bị mất đi sẽ biểu hiện bằng màu vàng hoặc nâu nhạt. Đây cũng là phương pháp đơn giản, rẻ tiền, có hiệu quả.

Soi cổ tử cung: Sử dụng máy soi phóng đại hình ảnh cổ tử cung từ 2 đến 25 lần để quan sát tổn thương dễ dàng. Có thể soi cổ tử cung kết hợp chậm axit axetic hoặc dung dịch lugol nói trên. Soi cổ tử cung khi các xét nghiệm nói trên bất thương hoặc nghi ngờ bất thường.

Khi phát hiện các tổn thương nghi ngờ tại cổ tử cung, thầy thuốc sẽ làm sinh thiết lấy một mảnh nhỏ, nhuộm, soi trên kính hiển vi để chẩn đoán bệnh.

Theo Khánh Ngọc/Infonet

Chủ đề Tư vấn sức khỏe

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast