Trí tuệ nhân tạo đã có khả năng biến các nét vẽ nguệch ngoạc thành kiệt tác nghệ thuật

Mới đây, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một loại trí tuệ nhân tạo có khả năng biến các nét vẽ nguệch ngoạc thành tác phẩm nghệ thuật.

tri tue nhan tao da co kha nang bien cac net ve nguech ngoac thanh kiet tac nghe thuat

Các nhà khoa học từ Cambridge Consultants gần đây đã huấn luyện một loại trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng phân tích các nét vẽ nguệch ngoạc và biến chúng thành những kiệt tác nghệ thuật. AI này có tên Vincent và nó đã được huấn luyện từ 10.000 hình ảnh bằng cách sử dụng các thuật toán machine-learning.

tri tue nhan tao da co kha nang bien cac net ve nguech ngoac thanh kiet tac nghe thuat

tri tue nhan tao da co kha nang bien cac net ve nguech ngoac thanh kiet tac nghe thuat

Như vậy, có phải Vincent được tạo ra để trở thành một nghệ sĩ? Câu trả lời là không. Mục đích ra đời của Vincent là phát hiện ra hành vi giả mạo các tác phẩm nghệ thuật và nó thực hiện công việc đó bằng cách mình tự tạo ra các tác phẩm đó. Các nhà nghiên cứu sử dụng một mạng lưới đối lập để huấn luyện AI này bằng cách đưa ra các mục tiêu trái ngược nhau. Trong trường hợp của Vincent, trí tuệ nhân tạo này vừa có thể tạo ra và phát hiện sự giả mạo các tác phẩm nghệ thuật thời Phục hưng. Có thể nói rằng, trong tương lai Vincent sẽ trờ thành nhà phê bình khó tính.

Monty Barlow, giám đốc nghiên cứu machine-learning tại Cambridge Consultants, nói rằng: "Chúng tôi đã nghiên cứu các nghệ sĩ phục hưng lớn trong quá khứ và cố gắng tạo ra một thứ gì đó có thể bắt chước phong cách của họ. Bạn có thể bắt đầu vẽ một cái gì đó, chỉ cần một vài nét nguệch ngoạc và Vincent sẽ hoàn thành bức tranh một cách tốt nhất có thể".

tri tue nhan tao da co kha nang bien cac net ve nguech ngoac thanh kiet tac nghe thuat
tri tue nhan tao da co kha nang bien cac net ve nguech ngoac thanh kiet tac nghe thuat

Tuy nhiên, trí tuệ nhân tạo không có cảm xúc hay khả năng thể hiện cảm xúc. Các nhà nghiên cứu làm việc trong lĩnh vực AI không dự định tạo ra một thứ tốt hơn con người, mà họ chỉ tạo ra những thứ có thể hỗ trợ cho cuộc sống của con người.

Monty Barlow và nhóm nghiên cứu không chỉ nghiên cứu về lĩnh vực nghệ thuật, họ còn có mục tiêu xa hơn về sự tự động hóa của máy móc cũng như AI trong tương lai. Theo Barlow: "Một trong những vấn đề quan trọng nhất của machine-learning là thu thập dữ liệu. Nếu trong tương lai, một chiếc xe có thể tự lái một cách an toàn ra đời và nó sẽ phải có khả năng tương tác với người tham gia giao thông xung quanh".

Cambridge Consultants không cố gắng để tạo ra một thị trường nghệ thuật dành riêng cho robot. Thay vào đó, họ muốn huấn luyện cho AI có thể làm được những việc có ích cho cuộc sống của con người.

Theo Trí Thức trẻ

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast