Đẩy mạnh Cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”

(Baohatinh.vn) - UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2020 nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định 634/QĐ-TTg ngày 29/4/2014.

day manh cuoc van dong nguoi viet uu tien dung hang viet

Đoàn công tác BCĐ Trung ương Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" kiểm tra, khảo sát một số điểm bán hàng Việt Nam trên địa bàn Hà Tĩnh.

Kế hoạch cũng nhằm thực hiện tốt Chỉ thị số 48-CT/TU ngày 12/8/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh về việc tăng cường thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, Kế hoạch số 212/KH-BCĐTWCVĐ ngày 29/4/2016 của BCĐ Trung ương Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.

Đặc biệt là nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và người tiêu dùng về ưu tiên dùng hàng Việt Nam và hàng sản xuất trong tỉnh nhằm thể hiện lòng yêu quê hương đất nước, xây dựng nét đẹp trong văn hóa tiêu dùng; tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong tỉnh phát triển hệ thống sản xuất - kinh doanh, phân phối sản phẩm mở rộng thị trường.

Kế hoạch yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục phát động đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh; tổng kết tình hình và kết quả thực hiện, đánh giá vai trò trách nhiệm của mỗi đơn vị, địa phương trong việc tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở sản xuất và người dân, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp phù hợp để tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả cao hơn.

UBMTTQ tỉnh, các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể liên quan và UBND huyện, thành phố, thị xã được giao trách nhiệm chủ trì hoặc tham gia phối hợp phải đảm bảo thực hiện tốt nội dung công việc được phân công tại kế hoạch này; ưu tiên bố trí kinh phí, lồng ghép với các chương trình, nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng nhiệm vụ của các ngành và các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án khác có liên quan trên địa bàn tỉnh để huy động tối đa nguồn lực của tỉnh và các nguồn tài chính hợp pháp cho các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả của kế hoạch.

Các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất - kinh doanh xây dựng chiến lược sản xuất - kinh doanh đảm bảo bền vững, hiệu quả; nâng cao chất lượng hàng hóa, giảm giá thành, nâng cao tính cạnh tranh; quảng bá, xây dựng thương hiệu, tạo lập kênh phân phối để đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng trên địa bàn.

Để đạt mục đích, yêu cầu trên, kế hoạch tập trung vào 4 nhiệm vụ, giải pháp trong tâm trong giai đoạn 2017-2020 là: Tiếp tục tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nhằm vận động các tầng lớp nhân dân ưu tiên sử dụng hàng hóa sản xuất trong nước và trong tỉnh; thực hiện các chính sách hỗ trợ SXKD nhằm phát triển hệ thống phân phối hàng hóa cố định và bền vững; nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân SXKD trên địa bàn tỉnh; kiểm tra, kiểm soát thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện các chính sách hỗ trợ SXKD nhằm phát triển hệ thống phân phối hàng hóa cố định và bền vững, Sở Công Thương Hà Tĩnh sẽ chủ trì phối hợp với các sở, ngành, địa phương và doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng mô hình thí điểm tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp (tối thiểu 2 mô hình/1 năm); tiếp tục nhân rộng mô hình điểm bán với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” cố định tại các chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh, các tuyến đường, trung tâm thương mại và khu vực đông dân cư ở các huyện, thành phố, thị xã ương tỉnh (tối thiểu 1 điểm/1 năm);

Chủ trì phối hơp với doanh nghiệp hỗ trợ đưa hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa, khu tái định cư; tổ chức khoảng 70-90 chuyến/năm (tối thiểu hỗ trợ 2 lần/1 năm).

Hỗ trợ doanh nghiệp từ các nguồn quỹ khuyến công địa phương, khuyến, công quốc gia (xem xét hỗ trợ 1 lần/1 năm); hỗ trợ điểm bán đảm bảo VSATTP tại các chợ (tối thiểu 3 chợ/1 năm).

Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất tiêu thụ sản phẩm vào siêu thị và các kênh phân phối hiện đại trên địa bàn tỉnh (tối thiểu 3 - 5 sản phẩm/1 năm); hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho sản phẩm hàng hóa sản xuất trong tỉnh (ít nhất 5-10 sản phẩm/1 năm)...

Chủ đề 65 năm ngày Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast