“Chiến tranh thế giới” trong tương lai sẽ như thế nào?

Các trận chiến trong cuộc chiến tranh thế giới thứ 3 sẽ diễn ra trên không, trên bộ, trên biển và trên mạng internet.

chien tranh the gioi trong tuong lai se nhu the nao

Bìa cuốn tiểu thuyết Ghost Fleet nói về chiến trang mạng trên toàn cầu. Ảnh: Gizmodo.

Tiến sĩ Peter Singer – một chiến lược gia tại tổ chức nghiên cứu New Ameria, đồng thời là đồng tác giả cuốn tiểu thuyết Ghost Fleet, nói với Business Insider: “Chúng ta đã quen với việc cuộc chiến này chỉ gói gọn trong một địa hạt. Nhưng giờ đây chiến tranh có các địa hạt mới chưa từng có trước đó, là không gian vũ trụ và không gian mạng”.

Mặc dù nước Mỹ đã quen với việc chiến đấu chống nổi dậy và chiến tranh phi chính quy, Tiến sĩ Singer tin rằng thế giới có thể sẽ quay lại với lối đánh chính quy, đặc biệt là khi Trung Quốc tiếp tục củng cố năng lực quân sự của mình.

Cuốn Ghost Fleet của hai tác giả Singer và August Cole đã cung cấp một câu chuyện về những gì có thể xảy ra trong tương lai nếu chiến tranh nổ ra giữa Mỹ, Trung Quốc và Nga, và trong cuộc đại chiến này, hình thức tác chiến điện tử và “hack” (tấn công mạng) đóng vai trò chủ đạo.

Mặc dù tác phẩm trên là tiểu thuyết, tất cả các công nghệ mà các tác giả đề cập trong đó đều được lấy từ thế giới thực tại, cho dù là loại hiện đang được sử dụng hay mới ở giai đoạn thử nghiệm.

Với tính chất đó, cuốn tiểu thuyết này là một tác phẩm nên đọc đối với giới lãnh đạo quân sự hiện nay.

Ông Singer cho biết thêm: “Nếu bạn không thể tác chiến theo cách bạn muốn trong không gian mạng, thì điều đó có nghĩa rằng bạn có thể thua trận cả trên bộ và trên biển”.

Điều thú vị là việc chuyển đổi sang sử dụng các phương tiện tấn công mạng thay vì cách đánh quy ước thông thường đã thực sự diễn ra, theo như giải thích của Singer. Chúng ta đã được chứng kiến mô hình thu nhỏ của tác chiến kỷ nguyên hiện đại này ở Ukraine, Syria và một vài nơi khác.

Một sĩ quan lục quân Mỹ đã diễn giải như thế này trong một cuộc tập huấn quân sự năm 2015: “Các cuộc chiến trong tương lai sẽ không phải là súng đạn nữa, mà là 1 và 0 [hàm ý hệ nhị phân trong công nghệ thông tin]”.

Chiến tranh Thế giới phiên bản 3.0

Singer giải thích rằng các quốc gia có thể thực hiện 4 việc trong không gian mạng: Thu thập, đánh cắp, chặn và thay đổi thông tin. Và, những thứ này hiện nay đã và đang diễn ra rồi, chỉ là ở quy mô chưa đủ để coi là một cuộc chiến tranh mạng toàn cầu.

Tiến sĩ Singer nói tiếp: “Cuộc xung đột trên mạng trong tương lai sẽ liên quan đến những thứ đó. Một sự tổng hợp nhiều thứ”.

Các cơ quan tình báo hiện đã thu thập sẵn hàng núi dữ liệu từ các nguồn mở, và những người tham gia chiến dịch tấn công mạng sẽ ăn cắp thêm thông tin mật. Chẳng hạn, Trung Quốc luôn cố gắng tìm kiếm thông tin về các dự án quân sự mật của Mỹ như là dự án siêu tiêm kích cơ F-35, để họ có thể tự phát triển siêu tiêm kích cơ của riêng họ, rất giống với F-35 của Mỹ.

Bước thứ 3 là ngăn chặn “dòng chảy” thông tin. Nói đến không gian mạng thì đây chính là các chiến dịch từ chối dịch vụ phân tán (DdoS) khiến nhiều website bị sập.

Nhưng thay đổi dữ liệu mới là trọng điểm. Đó là cách mà các quốc gia tiến hành tấn công mạng sẽ gây ra hậu quả thực tế trên thực địa, như là trong vụ Mỹ và Israel cùng dùng “sâu vi tính” Stuxnet để tấn công mạng máy tính Iran, làm hỏng một lượng lớn máy ly tâm hạt nhân của nước này.

chien tranh the gioi trong tuong lai se nhu the nao

Tác chiến điện tử. Ảnh: breakingdefense.

James J. Wirtz, cán bộ trường Thạc sĩ Hải quân Mỹ viết về các chiến dịch tấn công mạng gần đây của Nga: “Sức mạnh trong môi trường mạng được sử dụng làm vũ khí chiến lược để làm thay đổi hiện trạng trên thực địa, với sức mạnh động năng chỉ phải huy động ở mức thấp nhất”.

Trận chiến kỹ thuật số

Trước khi lính Nga nện giày dồn dập lên Crimea, các cáp mạng nối khu vực này với Ukraine đã bị cắt đứt, theo một cuộc trao đổi với nhà nghiên cứu Kenneth Geers. Thêm vào đó, Nga còn được cho là đã mở các cuộc tấn công DdoS.

Charlie Stadtlander, phát ngôn viên chính của Bộ chỉ huy không gian mạng lục quân Mỹ, nói với Tech Insdier vào tháng 5 vừa rồi rằng “nếu có thể làm điều gì đó để chuẩn bị chiến trường hoặc phá rối thế trận phòng ngự của đối phương trước khi mở một cuộc tấn công thực địa, thì tại sao chỉ huy lại không sử dụng đến giải pháp lphần mềm độc hại?”.

Theo Singer, đó chính là điều đã diễn ra ở Ukraine.

Singer miêu tả cuộc tấn công mạng nhằm vào Ukaraine: “Mọi thứ từ các website chính phủ đến ngân hàng và các đơn vị quân sự riêng lẻ đều đồng loạt bị chặn về mặt kỹ thuật số. Một số trường hợp bị chặn thông qua các phương tiện mạng, một số thông qua các phương tiện tác chiến điện tử (như là gây nhiễu).”

Hậu quả là “Họ [chỉ huy Ukraine] không đưa ra được thông điệp. Họ không thể đưa mệnh lệnh xuống toàn chuỗi chỉ huy. Các đơn vị đang có mặt trên chiến trường không biết điều gì đang diễn ra. Họ [cấp dưới] báo cáo về những gì đang xảy ra và xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên, nhưng rốt cuộc không có gì xảy ra cả. Họ hoàn toàn bị cách ly”.

chien tranh the gioi trong tuong lai se nhu the nao

Ảnh minh họa về cuộc chiến tranh mạng trên toàn cầu. Ảnh: internet.

Trong các năm qua, để không kích một mục tiêu “khó nhằn” được lưới lửa phòng không bảo vệ, bên đối nghịch có thể sẽ phải dùng đến các máy bay cường kích để tấn công các điểm phòng không như vậy, để sau đó một nhóm máy bay khác có thể bay đến và xử lý mục tiêu chính của họ. Điều này được gọi là trấn áp phòng không đối phương (SEAD).

Tiến sĩ Singer nói với Business Insider về một trường hợp điển hình là chiến dịch quân sự do Israel tiến hành vào năm 2007 với mật danh Chiến dịch Orchard. Đây là một chiến dịch ném bom mật nhằm vào một địa điểm nghi là cơ sở hạt nhân của Syria.

Singer giải thích: “Họ đã cơ bản đột nhập được vào mạng phòng không Syria”. Nhưng các radar khi đó vẫn trông bình thường trong mắt những người điểu khiển. Phía Israel đã thành công trong việc nhồi nhét “thông tin sai” vào hệ thống của đối phương.”

Israel đã tấn công các điểm phòng không bằng việc sử dụng một “cửa hậu”, theo nguồn tin của IEEE Spectrum.

Việc hack hệ thống phòng không của địch là một mục tiêu được đề cập trong giáo trình tác chiến không gian mạng của lục quân Mỹ. Các quân nhân mạng của Mỹ mới đây đã tham gia vào một cuộc diễn tập với nội dung kịch bản này.

Với việc quân đội Mỹ đang tăng cường “lực lượng tác chiến mạng” của riêng họ, Lầu Năm Góc đang hy vọng sẽ giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh thế giới giả định 3.0.

Theo VOV

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast