Hé lộ tàu ngầm "siêu dị" mới của đặc nhiệm Hải quân Mỹ

Một chiếc tàu ngầm ’kỳ dị’ như hình ảnh dưới đây một ngày nào đó sẽ cùng lực lượng đặc nhiệm Hải quân Mỹ tiến hành các nhiệm vụ bí mật.

he lo tau ngam   moi cua dac nhiem hai quan my

Tàu ngầm "siêu dị" của Hải quân Mỹ.

Cơ động dưới biển cung cấp cho lực lượng đặc nhiệm Hải quân Mỹ (Navy SEAL) rất nhiều lợi thế. Nhưng các phương tiện vận chuyển thợ lặn (SDV) hiện nay mà lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của Hải quân Mỹ sử dụng đòi hỏi họ phải mang theo thiết bị lặn trong suốt thời gian hoạt động ở dưới biển, điều khiến họ không thoải mái.

Tuy nhiên, một tàu ngầm mới, từ Tập đoàn Tàu lặn LLC và "gã khổng lồ về vũ khí" Lockheed Martin, thay vào đó, sẽ chuyên chở những lính SEAL một cách bí mật mà không cần phải mặc những thiết bị lặn. Nó được gọi là "Tàu lặn chiến đấu khô" (DCS).

Theo Lockheed Martin, hiện nay, việc vận chuyển lính SEAL tới những vị trí khác nhau là dựa vào SDV- những binh sĩ này phải mang thiết bị lặn và tiếp xúc với môi trường dưới biển. Thay vì phải mặc quần áo lặn và ở trong môi trường nước suốt quãng đường, giờ đây DCS cho phép các binh sỹ được ngồi trong khoang khô ráo, an toàn mà vẫn tiếp cận được vị trí nhanh hơn.

Erika Marshall, Tổng Giám đốc và Giám đốc chương trình tại chi nhánh Lockheed Martin ở Palm Beach cho biết: “Những tiến bộ trong công nghệ dưới nước của chúng tôi sẽ giúp lực lượng đặc nhiệm được trang bị những hệ thống và công nghệ với khả năng thích nghi cao, dễ dàng nâng cấp với những tính năng kỹ chiến thuật mới nhất. Những phương tiện lặn khô đáng tin cậy này sẽ bảo những người lính, bảo đảm họ đến nơi, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ và trở về một cách an toàn".

Tàu có thể hoạt động liên tục trong 24 giờ, mang được kíp lái hai người, sáu binh sỹ ở độ sâu 328 ft (100 m), độ sâu thả quân khoảng 98 ft (30 m). Tốc độ của tàu đạt 5 hải lý (9 km/h), chứa lượng nhiên liệu có thể cơ động được quãng đường lên đến 112km.

Những chiếc DCS sẽ được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính (INS) và máy đo vận tốc Doppler - (DVL), giao tiếp qua máy liên lạc dưới nước (UWT) và đài UHF, có thiết bị thủy âm sonar tránh chướng ngại vật và cả máy đo độ sâu. Tùy vào yêu cầu của từng nhiệm vụ cụ thể mà người ta có thể trang bị thêm nhiều loại cảm biến khác cho tàu.

Việc ngồi trong một chiếc tàu ngầm hoạt động ở vùng nước nông có lẽ không phải là điều thú vị nhất mà lính SEAL sẽ làm, nhưng chìa khóa cho một vụ xâm nhập thành công là tránh trạng thái bị kích động càng lâu càng tốt.

Theo baotintuc.vn

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast