Hệ thống phòng thủ mới: Trung Quốc đuổi kịp Nga và Mỹ?

Trung Quốc tích cực tăng cường khả năng của các lực lượng vũ trang, đặc biệt là tạo ra hệ thống phòng thủ chống tên lửa mới như của Nga và Mỹ.

Tờ Defense Talk đã thông báo rằng, Trung Quốc đã thử nghiệm thành công hệ thống phòng thủ chống tên lửa mới trên mặt đất, hệ thống này có khả năng đánh chặn các tên lửa bên ngoài khí quyển trái đất.

he thong phong thu moi trung quoc duoi kip nga va my

Trung Quốc tích cực nghiên cứu và thử nghiệm hệ thống phòng thủ có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo bên ngoài tầng khí quyển.

Defense Talk tiết lộ thêm rằng, hiện nay thông tin về hệ thống phòng thủ này của Trung Quốc đang được giữ bí mật và mục tiêu bị tiêu diệt bởi hệ thống phòng thủ này cũng được giấu kín.

Chỉ biết được rằng, đây là lần thứ 4 Trung Quốc thực hiện cuộc thử nghiệm hệ thống phòng thủ chống tên lửa. Các lần thử nghiệm trước diễn ra vào năm 2010, 2013 và 2014.

Tờ báo này nhấn mạnh rằng, với thành công này Trung Quốc sẽ bắt đầu cuộc chạy đua với các cường quốc trên thế giới. Hiện nay tổ hợp phòng thủ chống tên lửa hiện đại có khả năng tiêu diệt mục tiêu bên ngoài khí quyển chỉ có ở Mỹ, Israel, Romania (SM-3 trong thành phần của lá chắn tên lửa châu Âu) và Nga (hệ thống phòng thủ đa tầng A-135 đang hoạt động với tên lửa đánh chặn tầm xa 51T6 “Azov).

Trung Quốc phát triển theo hướng của Nga

Nga được coi là quốc gia đi đầu trong lĩnh vực xây dựng hệ thống phòng thủ chống tên lửa với khả năng đánh chặn bên ngoài khí quyển. Vào những năm 50 của thể kỷ trước, các kỹ sư của Nga đã bắt đầu phát triển loại tên lửa phòng thủ mới để đánh bại các cuộc tấn công hạt nhân. Đó là “hệ thống A”. Đây là hệ thống phòng thủ chỉ có khả năng đánh chặn các tên lửa ICBM ở cự ly gần.

Đến năm 1958, Bộ Quốc phòng của Liên Xô đã quyết định cải tiến hệ thống phòng thủ chống tên lửa và bắt đầu xây dựng tổ hợp “A-35”. Đây là hệ thống phòng thủ được trang bị tên lửa A-350ZH (sau này cải tiến thành A-350M, A-350R) có thể tiêu diệt chính xác các mục tiêu ở khoảng cách từ 130 đến 400 km ở độ cao từ 50 đến 400 km.

Tổ hợp A-35 xuất hiện đầu tiên trên thế giới với khái niệm phòng thủ chống tên lửa chiến lược được đưa vào sử dụng. Dựa trên thành quả đã đạt đưa các nhà nghiên cứu Nga tiếp tục cho ra đời hệ thống phòng thủ đa tầng A-135 với 2 loại tên lửa để đánh chặn tầm gần 53T6 (PRS-1) và tầm xa 51T6 (A-925).

Đối với Mỹ, họ bắt đầu suy nghĩ về việc tạo ra tên lửa đánh chặn hạt nhân vào những năm 40 của thế kỷ trước. Vào năm 1946 Mỹ đã giới thiệu dự án tên lửa hạng nặng tầm xa MX-794 Wizard, về lý thuyết chúng có thể tiêu diệt ICBM trong vòng bán kính 1600 km.

Ngoài ra họ cũng giới thiệu về tên lửa phòng thủ tầm ngắn MX-795 Thumper. Cả hai loại tên lửa đều có đầu đạn hạt nhân. Tuy nhiên cuối cùng cả hai dự án này đều không thành công và dừng lại. Mãi về sau họ mới tiếp tục thực hiện các dự án liên quan đến lĩnh vựa này và tạo ra loại tên lửa“Spartan”.

Thành công đáng kể nhất đạt được khi Mỹ đưa vào trang bị loại tên lửa MIM-14 Nlike-Hercules. Tuy nhiên cuối cùng dự án này cũng đi vào ngõ cụt. Sau đó họ tập trung phát triển tổ hợp LIM-49A Nike Zeus với tên lửa SM-65 Atlas, có khả năng phá hủy ICBM ở độ cao 160 km. Tuy nhiên điều này chỉ có trên lý thuyết nên không thể nói rằng, Hoa Kỳ có tên lửa đánh chặn tên lửa ngoài khí quyển.

Khả năng này chỉ xuất hiện sau khi phát triển hệ thống “Sentinel” với tên lửa hạng nặng LIM-49A “Spartan” và tên lửa hạng nhẹ “Sprint”. Các cuộc thử nghiệm đã được diễn ra vào năm 1970. Đây là tiền đề xuất hiện tổ hợp THAAD và tên lửa đánh chặn SM-3.

Điểm đáng chú ý ở đây là ở Liên Xô vào năm 1971 họ đã đưa vào sử dụng A-35, trong khi Mỹ chỉ mới thử nghiệm tổ hợp “Sentinel”. Hơn nữa trong những năm 70, Liên Xô đã bắt tay vào việc phát triển tổ hợp A-135.

Đối với Trung Quốc, vào những năm 70 mới quyết định bắt đầu phát triển tổ hợp phòng thủ chiến lược. Đáng chú ý ở Trung Quốc đó là công việc tạo ra các tên lửa đánh chặn tầm gần (Fj-1), tầm trung (Fj-2) và tầm xa (Fj-3).

Sau đó họ bắt đầu thực hiện “dự án 640”, trong khuôn khổ dự án này họ xây dựng hệ thống phòng thủ FanJi. Tuy nhiên do không đạt được thành công như mong đợi nên vào năm 1980 các công việc đã phải dừng lại. Trung Quốc cũng đã nỗ lực tạo ra pháo chống tên lửa 140 mm “XianFeng”, tuy nhiên chúng cũng không đạt hiệu quả trong chiến đấu.

Thực hư về khả năng của tổ hợp phòng thủ có một không ai trên thế giới của Trung Quốc chưa được các chuyên gia nước ngoài xác nhận. Tuy nhiên điều này cho thấy Trung Quốc đang rất nghiêm túc phát triển lĩnh vực này. Nhiều khả năng họ sẽ tiếp tục hoàn thiện chúng để bắt kịp Nga và Mỹ.

Theo Đất việt

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast