Mỹ không có gì để đánh chặn nếu bị tấn công

Nếu bị Guam bị tấn công trong 2 ngày tới, Mỹ sẽ không có gì để phòng thủ bởi THAAD không quá tin cậy trong khi Hải quân dừng hoạt động.

Nhận định trên được Sputnik cho biết sau khi Tư lệnh Hải quân Mỹ, Đô đốc John Richardson thông báo về kế hoạch dừng hoạt động trên toàn cầu trong khoảng từ 1 đến 2 ngày vì những tai nạn đáng tiếc tại Hạm đội 7 trong thời gian qua.

Quyết định tạm đình chỉ hoạt động trên toàn cầu của Hải quân Mỹ sẽ không giúp cải thiện tình hình. "Biện pháp này có vẻ như được đưa ra hơi muộn. Vụ va chạm hồi đầu tuần là sự cố thứ 2 trong 3 tháng qua, đặc biệt còn thuộc phạm vi trách nhiệm của Hạm đội Thái Bình Dương.

Không thể đưa ra các lý do biện minh đại loại như sự cố hôm thứ Hai xảy ra trên tuyến đường có khoảng 80.000 tàu đi qua mỗi năm", thông tấn Nga cho biết.

my khong co gi de danh chan neu bi tan cong

Chiến hạm USS Fitzgerald (DDG 62) đã bị loại khỏi vòng chiến đấu sau vụ tai nạn ngoài khơi Nhật Bản hồi tháng 6/2017.

Ngoài tổn thất gây ra cho tàu chiến và quân nhân, các hạn chế mới trong khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo của Hải quân Mỹ cũng nên được xét tới. Mỗi tàu khu trục tên lửa dẫn đường đều được sử dụng nhằm đối phó với các tên lửa đạn đạo có khả năng gây nguy hiểm.

Đặc biệt trong bối cảnh Triều Tiên tuyên bố sẽ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) vào vùng biển gần đảo Guam của Mỹ thì các tàu chiến này lại cần thiết hơn bao giờ hết để bảo vệ cho người dân và quân nhân Mỹ tại đây.

Cùng với truyền thông Nga, Carlyle Thayer, Giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales, Australia cũng đã có những phân tích, nhận xét khá bi quan về về Hải quân Mỹ, đặc biệt là khả năng dánh chặn sau vụ đâm va ngoài khơi Singapore.

Các đồng minh châu Á của Mỹ đang đặt câu hỏi về cam kết của họ đối với khu vực, đặc biệt trong bối cảnh Triều Tiên liên tục đe dọa sẽ phóng tên lửa. Và giờ đây, một loạt sự cố của Hải quân Mỹ ở tây Thái Bình Dương càng gây ra thêm nghi ngờ về tính hiệu quả, đặc biệt là Hạm đội 7.

Carlyle Thayer cho rằng, hai tàu khu trục tên lửa lớp Arleigh Burke của Hạm đội 7 đã bị loại khỏi vòng chiến đấu vì tai nạn không đáng có. Con bài chiến lược của Hạm đội 7 là hàng không mẫu hạm 100.000 tấn USS Ronald Reagan (CVN-76).

Cùng với đó là Hải đoàn 15 thuộc Hạm đội 7 là lực lượng chịu ảnh hưởng nặng nhất. Lực lượng này được trang bị 7 tàu khu trục hạm Aegis, chịu trách nhiệm yểm trợ hỏa lực, tạo nên lá chắn tên lửa trước những cuộc tấn công có thể xảy ra của đối thủ.

Loại khỏi vòng chiến đấu hai chiến hạm chủ lực USS John S. McCain và USS Fitzgerald (tương đương 28% trang bị), Hải đoàn 15 chỉ còn lại 5 tàu có khả năng đánh chặn tên lửa Triều Tiên phóng đến đảo Guam.

Vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn với Hạm đội 7 bởi theo cách triển khai chiến đấu của người Mỹ, hải quân nước này thường dùng 2 tàu Aegis, trong đó một tàu theo dõi mục tiêu và tàu còn chỉ làm nhiệm vụ dẫn đường cho tên lửa trong 1 nhiệm vụ.

Vì vậy, với 5 chiến hạm Aegis còn lại của Hạm đội 7, Mỹ chỉ có thể đánh chặn số lượng hạn chế tên lửa đạn đạo Triều Tiên nếu một cuộc tấn công được Bình Nhưỡng phát động nhằm vào đảo Guam.

Cùng với dàn chiến hạm Aegis, trên đảo Guam, Mỹ còn triển khai hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối THAAD. Tuy nhiên theo vị chuyên gia này, năng lực của THAAD cũng không được đánh giá cao bởi trong những lần thử nghiệm, tỷ lệ đánh chặn thành công của chúng chỉ vào khoảng 50%.

Và trong trường hợp Guam bị tấn công và THAAD đánh chặn hụt thì gần như chắc chắn rằng, người Mỹ không còn gì để dùng và bất lực nhìn đối thủ tấn công. Trước viễn cảnh tồi tệ này, Bryan McGrath, cựu chỉ huy Hải quân Mỹ đã nói 1 cách nhẹ nhàng hơn rằng, việc mất hai tàu chiến Aegis sẽ chỉ khiến hệ thống phòng thủ Mỹ làm việc vất vả hơn.

Theo Đất việt

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast