Nga âm thầm sản xuất vũ khí có khả năng xuyên thủng mọi “lá chắn tên lửa”

Theo các nguồn tin được công bố, trên một văn bản của nhà thầu phụ tham gia vào dây chuyền lắp ráp Zakaza 4202 có mang dấu “đang thực hiện”.

Trước đây, Zakaza 4202 được biết tới là chương trình phát triển phương tiện bay siêu thanh hoạt động trên quỹ đạo do NPO thực hiện theo yêu cầu của Quân đội Nga. Đây cũng là loại vũ khí được đánh giá có thể xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại trên thế giới.

nga am tham san xuat vu khi co kha nang xuyen thung moi la chan ten lua

Hình ảnh mô phỏng về phương tiện bay siêu thanh mới. Ảnh: topwar.ru

Đây có thể là bước đi tiếp theo sau vụ thử nghiệm thành công nguyên mẫu phương tiện bay siêu thanh mới được Quân đội Nga thực hiện hôm 19-4. Ngay sau vụ thử, giới chức quốc phòng Nga từng khẳng định, phương tiện bay siêu thanh mới sẽ được trang bị cho các dòng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) hiện tại và tương lai của Nga, trong đó có ICBM Sarmat.

Từ các thông tin công khai, Nga đã thực hiện ít nhất 6 vụ thử Zakaza 4202 bằng ICBM RS-18B (tên mã NATO: Stiletto) tại sân bay vũ trụ Baikonur và căn cứ tên lửa Dombarovsky.

Ngay sau khi thông tin trên bị rò rỉ, Bộ Quốc phòng Nga từ chối bình luận về vấn đề này. Trong khi đó, giới chức trong lĩnh vực tên lửa-vũ trụ Nga không đưa ra bất kỳ bình luận nào.

Giới chuyên gia quân sự Nga bình luận, việc Nga phát triển thành công Zakaza 4202 với khả năng cơ động theo phương thẳng đứng và phương ngang ở vận tốc siêu thanh cho phép xuyên thủng hoặc vô hiệu hóa mọi hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương.

Phương tiện bay siêu thanh vẫn cần ICBM triển khai lên quỹ đạo Trái đất.

“Hệ thống phòng thủ tên lửa quy mô toàn cầu của Mỹ sẽ trở nên vô nghĩa”, một chuyên gia quân sự Nga nhận định.

Về nguyên lý hoạt động, phương tiện bay siêu thanh mới của Nga vẫn cần tên lửa đẩy đưa lên quỹ đạo như các đầu đạn truyền thống. Sau khi tách khỏi tên lửa đẩy, phương tiện bay này sẽ sử dụng kết cấu cánh lượn và động cơ bay theo quỹ đạo cực kỳ linh hoạt làm hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương không thể phát hiện và đánh chặn. Với các đầu đạn hạt nhân mang theo, các phương tiện bay siêu thanh sẽ tấn công mục tiêu đã được lập trình từ trước.

Cùng với Nga, Mỹ cũng đang phát triển các phương tiện bay siêu thanh hoạt động trên quỹ đạo, nhưng mới dừng ở dạng nguyên mẫu thử nghiệm công nghệ.

Theo TUẤN SƠN/qdnd.vn

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast