Nga đủ sức khoan thủng dù tên lửa Mỹ rất mạnh

Theo Sputniknews, với hệ thống tên lửa cực mạnh, Mỹ đang hướng thẳng mục tiêu nhằm vào Nga và Trung Quốc. Nhưng Nga tin rằng mình đủ sức khiến chúng vô hại.

Kế hoạch của Mỹ

Tuyên bố trên được Phó tổng cục trưởng Tổng cục tác chiến Bộ Tham mưu lực lượng vũ trang Nga, Trung tướng Viktor Poznihir cho biết, Mỹ luôn ấp ủ tham vọng có được ưu thế hơn với Nga và Trung Quốc về trang bị lá chắn tên lửa đạn đạo (BMD).

Hành động Mỹ đơn phương rút khỏi Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo vào năm 2002 đã phá vỡ thế ổn định chiến lược trên toàn cầu. Bộ Quốc phòng Mỹ đã đầu tư mạnh tay nhằm xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa có thể thay đổi cán cân quyền lực thế giới, theo Tướng Poznihir.

Ông Poznihir nhận định thêm rằng: "Âm mưu của Mỹ thông qua việc sở hữu hệ thống phòng thủ tên lửa hòng tạo ưu thế về vũ khí chiến lược so với Nga và Trung Quốc có thể dẫn tới những hậu quả không thể lường trước.

Việc Washington dựa vào hệ thống phòng thủ tên lửa để mạnh miệng tuyên bố bất khả xâm phạm gây ra những tác động tiêu cực tới hòa bình và ổn định trên thế giới, thậm chí nó có thể dẫn tới một cuộc chạy đua vũ trang mới".

Cuối cùng, ông Poznihir đưa ra nhận định đầy quan ngại rằng: "Với việc mở rộng hệ thống phòng thủ tên lửa, trang bị khả năng tấn công cực mạnh Mỹ đang hướng thẳng mục tiêu nhằm vào Nga và Trung Quốc".

nga du suc khoan thung du ten lua my rat manh

Mỹ đưa lá chắn tên lửa tại Romania vào hoạt động.

Triển khai rộng khắp

Cùng với tuyên bố đáng ngại của ông Poznihir về mục tiêu của tên lửa Mỹ, hồi cuối tháng 7 vừa qua, ông John Heffern, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ về các vấn đề châu Âu và Âu-Á với tờ báo quốc gia Ba Lan "Rzeczpospolita" rằng, Hệ thống phòng thủ tên lửa (NMD) của Mỹ sẽ được triển khai tại Ba Lan, bất chấp các thỏa thuận đạt được về chương trình hạt nhân Iran.

Vị thứ trưởng này cho rằng, các điều khoản trong thỏa thuận với Tehran không bao gồm tên lửa, do đó, các mối đe dọa vẫn còn. Bởi vậy, Mỹ đã bắt đầu triển khai kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa tại Redzikovo gần Slupsk của Ba Lan. Công việc xây dựng sẽ được hoàn thành vào năm 2018.

Trong những năm gần đây, chủ đề triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu với lý do “chống các mối đe dọa từ Iran” là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất trong quan hệ giữa Washington và Moscow.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhắc lại rằng "tháng 4 năm 2009, khi phát biểu tại Prague, Tổng thống Barack Obama đã nói rằng nếu giải quyết được chương trình hạt nhân của Iran, việc lập ra một bộ phận phòng thủ chống tên lửa châu Âu sẽ không cần thiết nữa".

Khi đó, Mỹ tuyên bố rằng lá chắn tên lửa sẽ không hướng vào Nga, nhưng từ chối cung cấp sự bảo đảm pháp lý. Đến nay, vấn đề hạt nhân Iran đã được giải quyết nhưng Lầu Năm Góc vẫn không ngừng việc mở rộng NMD. Điều này đã nói lên rằng Mỹ lại triển khai các hệ thống này ở Đông Âu là nhằm vào ai.

Hệ thống NMD toàn cầu của Mỹ ở châu Á chạy dài từ Alaska đến Australia, qua Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, và sẽ triển khai rộng rãi khắp châu Âu, đặc biệt là các nước đông Âu như Ba Lan, Romania…, chứa đựng nguy cơ phá hoại nền tảng cân bằng chiến lược trong khu vực.

nga du suc khoan thung du ten lua my rat manh

Dù tên lửa Mỹ rất mạnh nhưng Nga vẫn có cách khoan thủng.

Vừa qua, Mỹ cũng đã bóng gió nêu ý định triển khai các hệ thống lá chắn tên lửa ở quốc gia nằm bên sườn phía tây của Nga và Ukraine đã tỏ ra “vồ vập” với ý tưởng này. Đây là một điều không thể chấp nhận được đối với Nga. Các quan chức Moscow đã lên tiếng đe dọa là sẽ có “hành động đáp trả xứng đáng”.

Ông Nikolai Patrushev - Thư ký Hội đồng An ninh Nga tuyên bố: “Mỗi quốc gia phản ứng với mối đe dọa theo cách riêng, dựa trên cơ sở hệ thống vũ khí chiến lược của nước mình”. Và Nga sẽ tăng cường khả năng xuyên phá qua mọi lá chắn cho những vũ khí hạt nhân của mình.

Tổng thống Nga Putin cũng đã từng tuyên bố, ngay trong năm nay lực lượng tên lửa chiến lược của nước này sẽ nhận tới 40 tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ mới, có khả năng xuyên phá qua mọi hệ thống phòng thủ.

Theo Đất việt

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast