Nga phô trương phát hiện mọi vụ phóng tên lửa

Nga tuyên bố lực lượng cảnh báo tấn công tên lửa nước này đã phát hiện mọi vụ phóng tên lửa đạn đạo trên thế giới trong năm 2017.

Nga phô trương khả năng

Trang Bình luận quân sự của Nga dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng nước này cho biết Lực lượng không quân vũ trụ (VKS) của Nga trong năm 2017 đã phát hiện toàn bộ các vụ phóng tên lửa trong phạm vi trách nhiệm của hệ thống cảnh báo các cuộc tấn công tên lửa nhằm vào Nga.

Thông báo có đoạn: “Trong nhiệm vụ trực chiến, các phương tiện cảnh báo tấn công tên lửa, các phương tiện chuyên dụng kiểm soát khoảng không vũ trụ và phòng thủ tên lửa đã phát hiện hơn 60 vụ phóng các loại tên lửa đạn đạo trong và ngoài nước cũng như các vụ phóng tên lửa vũ trụ”.

nga pho truong phat hien moi vu phong ten lua

Nga tuyên bố phát hiện trên 60 vụ phóng tên lửa đạn đạo và không gian trong năm 2017

Theo tờ báo Nga, xương sống của các phương tiện radar mặt đất trong hệ thống cảnh báo tấn công tên lửa của Nga là các trạm radar thế hệ mới Voronezh. Nga hiện có 7 trạm radar loại này được bố trí ở các tỉnh Leningrad, Kaliningrad, Irkutsk, Orenburg, các khu vực Krasnodar, Krasnoyarsk và Altaisk.

Nga đang tiếp tục lắp đặt các trạm radar Voronezh mới ở tỉnh Murmansk và cộng hòa Komi.

Hệ thống cảnh báo tấn công tên lửa của Nga có nhiệm vụ phát hiện tín hiệu và cảnh báo về các cuộc tấn công vào các mục tiêu quân sự và nhà nước, cung cấp thông tin cho hệ thống phòng không của Moscow cũng như dữ liệu về các mục tiêu vũ trụ cho hệ thống kiểm soát khoảng không vũ trụ của Nga.

Hệ thống này gồm 2 tầng, tầng mặt đất và tầng vũ trụ. Tầng mặt đất gồm mạng lưới các trạm radar có khả năng phát hiện tên lửa đang bay ở khoảng cách lên tới 6.000 km.

Tầng vũ trụ bao gồm các vệ tinh có khả năng phát hiện các vụ phóng tên lửa đạn đạo từ lãnh thổ của bất kỳ quốc gia nào theo thời gian thực.

Thông tin trên được Bộ Quốc phòng Nga đưa ra trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tên lửa hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên tiếp diễn, trong đó Moscow không loại trừ khả năng bùng phát thành chiến tranh. Bên cạnh đó, Moscow cũng quan ngại các bước đi của Mỹ và Nhật Bản trong việc phát triển và bố trí các hệ thống tên lửa tại khu vực này.

nga pho truong phat hien moi vu phong ten lua

Trạm radar Voronezh của Nga tại Kaliningrad

Nhưng đáng chú ý là việc cả Nga và Mỹ thời gian qua cáo buộc lẫn nhau vi phạm các thỏa thuận liên quan tới tên lửa, trong đó có Hiệp ước về lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) được ký vào năm 1987 cấm hai nước thử nghiệm hoặc sở hữu tên lửa hành trình và đạn đạo phóng từ mặt đất có tầm bắn từ 500-5.500 km.

Hồi tháng 2/2017, Mỹ cáo buộc Nga đã triển khai 2 tiểu đoàn tên lửa hành trình mới mà Mỹ lúc đầu gọi là SSC-X-8 (sau đó bỏ ký hiệu X trong các báo cáo tình báo) vi phạm INF. Một tiểu đoàn khi đó được cho là vẫn ở khu vực thử tên lửa Kapustin Yar và một tiểu đoàn đã được di chuyển tới “một địa điểm nào đó” trong nước Nga từ tháng 12/2016.

Đến tháng 4 cùng năm, Bộ Ngoại giao Mỹ chính thức lên tiếng xác nhận cáo buộc này đối với Nga. Trong khi đó, truyền thông Nga gọi loại tên lửa mới được triển khai là 9M729 và được cho là cùng "họ" với tên lửa hành trình phóng từ hạm Kalibr-NK.

Đây là một trong những động thái phát triển hạt nhân mới nhất của Nga. Hồi đầu năm 2016, Nga cũng cho ra mắt tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-26 Rubezh được phương Tây coi là sự thay thế có cải tiến của loại tên lửa RDS-10 Pioneer, một dòng tên lửa bị cấm theo INF.

Nga chê Mỹ lố bịch

Trong một tuyên bố ngày 8/12/2017 kỷ niệm 30 năm INF, Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay giới chức nước này đang xem xét những lựa chọn về các hệ thống tên lửa tầm trung được phóng từ mặt đất, những thiết bị sẽ giúp Mỹ có khả năng tự bảo vệ mình và các đồng minh nếu Nga không thực hiện đúng hiệp ước trên.

Đáp trả một ngày sau đó, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov nói rằng, những cáo buộc của Mỹ là vô căn cứ. Ông Ryabkov khẳng định Nga hoàn toàn tuân thủ INF và sẽ tiếp tuân thủ thỏa thuận này. Ông cũng nói rằng, ý đồ của Mỹ đe dọa trừng phạt Nga liên quan tới cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung thực sự là lố bịch.

nga pho truong phat hien moi vu phong ten lua

Mỹ cáo buộc Nga triển khai tên lửa SSC-8 (9M729) là vi phạm INF

Trong những năm qua, phía Nga cũng cáo buộc Mỹ vi phạm INF sau khi Mỹ cho bố trí các hệ thống phóng tên lửa hành trình Mk-41 tại Đông Âu.

Nga cho rằng việc Mỹ triển khai các hệ thống phóng tên lửa MK-41 là vi phạm INF, vì nó có thể được sử dụng để phóng các tên lửa đánh chặn SM-3 và cả tên lửa hành trình tầm trung Tomahawk.

Việc Nga và Mỹ cáo buộc nhau vi phạm INF dường như rơi vào vòng luẩn quẩn không chỉ do cách hiểu và giải thích khác nhau đối với MK-41 mà còn bởi hành động của hai bên.

Hồi tháng 11/2017, báo chí Mỹ đã tiết lộ về việc Bộ Quốc phòng nước này đã khởi động việc nghiên cứu chế tạo loại tên lửa mới nhằm đáp trả sự “vi phạm” INF của Nga.

Ngay tờ The National Interest của Mỹ cảnh báo “cái chết” của INF, vốn được Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev ký kết năm 1987, có thể là dấu hiệu của một cuộc đua tên lửa giữa Nga và Mỹ.

nga pho truong phat hien moi vu phong ten lua

Hệ thống Aegis trên bộ của Mỹ tại Romania sử dụng các ống phóng Mk-41 tương tự trên tàu chiến và có thể phóng tên lửa hành trình Tomahawk

Tờ báo này thừa nhận người Nga có lý khi cáo buộc rằng các hệ thống phóng tên lửa mà Mỹ bố trí tại Romania và Ba Lan tương đồng với các hệ thống trên tàu chiến và có thể phóng cả tên lửa hành trình chứ không chỉ các tên lửa đánh chặn SM-3.

Thêm vào đó, việc người Mỹ sẵn sàng chi 58 triệu USD, một khoản rất nhỏ trong gói ngân sách quốc phòng lên tới 700 tỷ USD của họ (trong năm tài khóa 2018), cho chương trình nghiên cứu và phát triển loại tên lửa mới càng làm xói mòn niềm tin với Nga.

Trên thực tế, Mỹ đã liên tục “lách luật” phát triển các loại vũ khí mới có công năng tương đương với các loại tên lửa bị cấm theo INF, ví dụ như các loại tên lửa hành trình phóng từ trên không, tên lửa liên lục địa và tên lửa đạn đạo tầm ngắn (có tầm bắn dưới hoặc xa hơn 500-5.500 km quy định trong INF).

Thay cho các tên lửa tầm trung, Mỹ đã tăng tầm bắn cho các loại tên lửa có thể phóng từ hệ thống rocket đa nòng M270 và M142 và vẫn đảm bảo tuân thủ INF.

nga pho truong phat hien moi vu phong ten lua

Tên lửa SM-3 của Mỹ

Người Nga tỏ ra lo lắng hơn khi Mỹ không tự mình phát triển và triển khai tên lửa tầm trung nhưng lại “giúp đỡ” đồng minh, vốn không bị INF ràng buộc, làm điều này mà trên thực tế Mỹ có toàn quyền chi phối.

Ví dụ như việc Mỹ đề nghị giúp Hàn Quốc chế tạo loại tên lửa đạn đạo mới có tầm bắn xa hơn. Nếu như hồi năm 2012, người Mỹ chỉ nhắc tới câu chuyện hợp tác với Hàn Quốc sản xuất loại tên lửa đạn đạo có tầm băn 300 km thì đến tháng 8/2017, tầm bắn được đề cấp đã lên tới 800 km.

Tất nhiên, Washington “đổ” tất cả lên đầu Seoul khi loan tin rằng chính Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in “đề nghị” với người đồng cấp Donald Trump sửa đổi các quy định về khối lượng đầu đạn và tầm bắn của các loại tên lửa của Hàn Quốc.

Theo Báo Đất Việt

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast