Sức mạnh tên lửa không đối không R-73 Việt Nam

Nhận định của Đại tá Makar Aksenenko, Phó tiến sĩ khoa học quân sự Nga đưa ra khi ông này so sánh sức mạnh tên lửa không đối không Python-5 do Israel sản xuất và R-73 sản phẩm của Nga hiện đang là trang bị tiêu chuẩn trên hầu hết các dòng chiến đấu cơ MiG và Su.

Tên lửa Python-5 hiện là sản phẩm tương đối mới của Israel, đây là một phương tiện hủy diệt đa năng, được sử dụng trong các hệ thống phòng không và trên một số loại máy bay chiến đấu.

Ví dụ, trên máy bay Mỹ F-15 và F-16 được trang bị cho Không quân Israel, cũng như trên tiêm kích Kfir mà Israel tự phát triển dựa trên mẫu tiêm kích Mirage 5 của Pháp.

Tuy nhiên, xét theo các đặc tính chiến thuật-kỹ thuật của tên lửa Python không có ưu thế trước tên lửa R-73 trang bị tiêu chuẩn của Su-27, Su-30.

suc manh ten lua khong doi khong r 73 viet nam

Tên lửa R-73 trên tiêm kích Su-30MK2 Việt Nam.

Hơn nữa, trên một số phiên bản mới của tên lửa R-73 và phiên bản xuất khẩu có các tính năng tốt gấp 2 lần so với tên lửa R-73 trang bị tiêu chuẩn, có khả năng diệt mọi mục tiêu trên không, có thủ thuật tấn công từ phía sau mục tiêu.

Và việc sử dụng loại mũ bảo hiểm định vị và phát hiện mục tiêu giúp phi công sử dụng tên lửa ở tầm phóng tối thiểu, mà điều đó là rất quan trọng trong không chiến tầm gần.

Đại tá Makar Aksenenk nhấn mạnh rằng: "Với tư cách phi công chiến đấu và chuyên gia hàng không, tôi rất hài lòng với gia đình tên lửa R-73 là một phương tiện chiến đấu trên không tuyệt với".

Cùng với nhận định của Makar Aksenenk, nhà sản xuất lửa Duks (Nga) cũng đánh giá rất cao dòng tên lửa này khi cho rằng, R-73 là tên lửa được đánh giá có khả năng hoạt động rất lớn, trên nhiều phương diện vượt trội so với thế hệ tên lửa không đối không hiện đại của Mỹ AIM-9M Sidewinder.

Điều này đã buộc Mỹ và các nước phương Tây nghiên cứu và cho ra đời hàng loạt các đời tên lửa không đối không như: AIM-132 ASRAAM, IRIS-T, MBDA MICA, Python 4 và các phiên bản sau của Sidewinder là AIM-9X, loại này được bắt đầu trang bị vào năm 2003.

Từ năm 1997, khi những phiên bản nâng cấp được trang bị trong quân đội Nga, các mẫu R-73M hoặc R-73E (dùng cho xuất khẩu) được trang bị hệ thống quan sát, phát hiện mục tiêu cho phép tìm kiếm mục tiêu trong phạm vi góc 60 độ và hệ thống chống gây nhiễu hồng ngoại IRCCM.

Tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn, được thiết kế bao gồm nhiều module khác nhau, gồm: hệ thống dẫn đường, hệ thống điều khiển khí động lực, hệ thống tự động lái, hệ thống đầu nổ gần, đầu đạn, động cơ, hệ thống điều khiển khí động học và hệ thống lái đuôi.

Nhờ sự kết hợp giữa hệ thống khí động học và khí động lực nên tên lửa có khả năng thao diễn đặc biệt. Trong quá trình bay, vấn đề trệch hướng và liệng được điều khiển bằng bốn cánh nhỏ đặt gần đầu tên lửa. Độ ổn định của tên lửa được điều khiển bằng những cánh nhỏ lắp thêm trên các cánh.

Một ưu điểm vượt trội so với các loại tên lửa đối không khác của phương Tây đó là R-73 cho phép trang bị trên nhiều loại phương tiện bay khác nhau, kể cả những những máy bay có hệ thống thống ngắm bắn chưa tân tiến như: MiG-21, MiG-23, MiG-29, Su-24, Su-25, Su-27 cho đến Su-30 và Su-35.

Theo các chuyên gia quân sự, R-73 vẫn luôn có giá trị cho các trận không chiến hiện đại, sử dụng để tấn công các máy bay tấn công, máy bay ném bom, máy bay không người lái và tên lửa hành trình của đối phương.

Tên lửa cho phép có thể tiếp cận mục tiêu từ mọi hướng, dưới mọi điều kiện thời tiết, ban ngày và ban đêm, trong môi trường tác chiến bình thường hoặc trong một môi trường bị gây nhiễu nặng. R-73 thực hiện cơ chế "bắn và quên".

Một số hình về tên lửa R-73 Việt Nam:

suc manh ten lua khong doi khong r 73 viet nam
suc manh ten lua khong doi khong r 73 viet nam
suc manh ten lua khong doi khong r 73 viet nam
Theo Tuấn Hưng/Báo Đất Việt

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast