Tên lửa hành trình Nga đánh trúng khe hở phòng thủ Mỹ

Theo National Interest, dù phòng thủ Mỹ rất mạnh khi đối phó tên lửa đạn đạo nhưng trước tên lửa hành trình, lực lượng này đang có lỗ hổng lớn.

Tạp chí Mỹ dẫn nghiên cứu Trung tâm đánh giá chiến lược và ngân sách của Mỹ cho biết, Washington đã chú ý đến việc phòng thủ chống lại tên lửa đạn đạo trong vòng thời gian lâu dài, nhưng Mỹ quên mối đe dọa nghiêm trọng khác đó là tên lửa hành trình - lĩnh vực Nga đã đạt được thành công vượt bậc trong thời gian qua.

Kết quả nghiên cứu của Mỹ cho biết thêm: "Trong vòng hầu hết thời kỳ hậu chiến tranh lạnh, Bộ Quốc phòng Mỹ đã tập trung vào việc triển khai vũ khí động đất và biển để chặn các tên lửa đạn đạo".

Trong khi đó, Nga và Trung Quốc đang tích cực trữ và phát triển tên lửa hành trình mới - những vũ khí có thể dễ dàng xuyên thủng hệ thóng phòng thủ rất mong manh của Mỹ.

Tên lửa hành trình Nga đánh trúng khe hở phòng thủ Mỹ

Chiến hạm Nga phóng tên lửa hành trình tầm xa Kalibr-NK.

Ngoài ra, nghiên cứu này còn mô tả các mối đe dọa đối với các căn cứ của Mỹ, trong đó có các hệ thống tên lửa Iskander của Nga, cũng như các phức hợp siêu âm Kinzhal có khả năng tấn công các căn cứ của Mỹ ở châu Âu.

National Interest dẫn kết quả nghiên cứu thừa nhận: "Hiện nay đó là không chắc rằng Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ sẽ có đủ kinh nghiệm và kinh phí để phát triển hệ thống của hệ thống đáng tin cậy để bảo vệ các cơ sở hạ tầng quan trọng trong các cơ sở quân sự của Mỹ trong tương lai".

Trước khi có thừa nhận này, người đứng đầu Bộ Chỉ huy không gian Bắc Mỹ (NORAD), bà Lori Robinson đầy lo ngại khi cho rằng: "Nga đã ưu tiên phát triển các tên lửa hành trình tiên tiến có khả năng đe doạ các mục tiêu ở Bắc Mỹ mà trước đây chưa từng thấy".

Vị lãnh đạo này cũng chỉ ra rằng, mặc dù khả năng Nga dùng tên lửa hành trình tấn công Mỹ đang ở mức thấp nhưng Lầu Năm Góc vẫn cần phải đầu tư vào các bộ cảm biến tiên tiến và hệ thống vũ khí phòng thủ nếu muốn bảo vệ "những tài sản quan trọng" của mình.

Theo bà Lori Robinson, những tên lửa này có thể được phóng đi từ cả máy bay ném bom, tàu ngầm và tàu chiến. Loại vũ khí này tạo lợi thế quân sự cho Moskva trước Bắc Mỹ mà không cần đến sức mạnh vũ khí hạt nhân.

"Nếu xu thế này tiếp diễn, NORAD sẽ đối mặt với nguy cơ không thể bảo vệ Bắc Mỹ trước các mối đe dọa tên lửa hành trình, trên không và trên biển từ Nga", vị lãnh đạo này thừa nhận.

Lo ngại của những quan chức quốc phòng hàng đầu của Mỹ là hoàn toàn có căn cứ sau khi Nga hé lộ việc mình đang hoàn thành giai đoạn thử nghiệm cuối cùng đối với loại tên lửa hành trình thế hệ mới cực kỳ nguy hiểm.

Hồi tháng 9/2017, những cuộc thử nghiệm cuối cùng về loại tên lửa mới nhất này do Văn phòng Thiết kế tên lửa NPO Mashinostroyenia - một chi nhánh của Công ty Tên lửa Chiến thuật của Nga phát triển, đã được thực hiện.

Ông Alexander Leonov, người đứng đầu NPO Mashinostroyenia cho biết loại tên lửa mới này được thiết kế cho cả 3 phiên bản trên không, trên bộ và trên biển. Hiện vẫn chưa rõ về tên, chỉ số cũng như bất kỳ đặc điểm kỹ, chiến thuật hay công nghệ nào của loại tên lửa mới này.

Theo truyền thông Nga, mặc dù tất cả vẫn còn là điều bí mật vì tên lửa mới được thử nghiệm nhưng cũng có thể đưa ra một số dự đoán về sản phẩm đó. Đây có thể là một loại tên lửa về cơ bản là mới, siêu thanh.

Dù vậy, lãnh đạo của NPO nhấn mạnh rằng, chưa cần đến vũ khí mới, hiện những tên lửa hành trình tầm xa Kh-101 và Kalibr đang có trong trang bị của Quân đội Nga cũng đủ đã đủ sức xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ và tạo nên mối đe dọa lớn với bất cứ mục tiêu nào của Mỹ một khi xung đột nổ ra.

Theo Đất Việt

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast