Tên lửa mới Skif đã sẵn sàng: Đáng sợ hơn cả Zircon

Vũ khí kiềm chế chiến lược mới về nguyên tắc của Nga đã sẵn sàng.

Xin chuyển đến bạn đọc một số thông tin về một loại vũ khí chiến lược mới về nguyên tắc của Nga qua bài viết của chuyên gia quân sự Nga Vladmir Tuchkov đăng trên “Svobodnaia Pressa” (Nga) ngày 25/11/2017.

Chúng tôi có sắp xếp lại để tiện theo dõi và bổ sung thêm một số thông tin.

ten lua moi skif da san sang dang so hon ca zircon

Ảnh: Lev Fedoseev/ТАSS

1. Tin mới

Chủ nhiệm Ủy ban phòng thủ và An ninh Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga, nguyên Tư lệnh Bộ đội đường không-vũ trụ Nga (VKS – viết tắt tiếng Nga-ND) ThượngtướngViktorBondarev (mới chuyển công tác cuối tháng 9/2017) vừa cho biết là tênlửachốnghạmsiêuthanhZirconvà tênlửabốtrí dưới đáybiểnSkif sẽ được đưa vào trang bị cho các lực lượng vũ trang Nga.

Tuyên bố trên được đưa ra khi Chủ nhiệm V.Bondarev giới thiệu với các phóng viên Chương trình vũ khí quốc gia 2018-2025 chuẩn bị trình Tổng thống Nga Vladimir Putin phê duyệt.

Trích tuyên bố của V.Bondarev: “Hiện nay chúng ta (Nga) đang có trong kho vũ khí của mình các máy bay ném bom chiến lược đa năng (Tu-160), tổ hợp tên lửa chiến dịch- chiến thuật với các tên lửa đạn đạo và tên lửa có cánh công suất lớn (dòng tổ hợp tên lửa Skander), tổ hợp tên lửa Sarmat, các tổ hợp tên lửa phòng không S-400, các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tàu tuần dương hạt nhân mang tên lửa chống hạm siểu thanh cực mạnh Zircon, cáctênlửabốtrí dưới đáybiểnSkif.

Thượng tướng V.Bondarev cũng liệt kê một số tổ hợp vũ khí mạnh và các mẫu vũ khí khác của Nga nữa sẽ được “đứng vào hàng ngũ” trước năm 2025.

Trong số đó có máy bay tiêm kích –đánh chặn trong tương lai, máy bay không người lái tấn công, và các tên lửa chính xác mới.

Nhưng kiểu vũ khí được quan tâm hơn cả là tên lửa bố trí dưới đáy biển Skif- loại vũ khí này do phải giữ mật trong thiết kế nên có rất ít thông tin về nó.

2. Mộtsốthôngtincó đượcvềSkif”.

Cả Zircon và Skif đều là vũ khí để trang bị cho Hải quân Nga.Tuy nhiên, Skif là loại vũ khí mạnh hơn và được xếp vào lớp vũ khí hạt nhân kiềm chế (răn đe).

Tên lửa Skif do Phòng thiết kế phương tiện kỹ thuật biển Rubin thành phố Sant-Peterburg và Trung tâm tên lửa quốc gia mang tên Makeev bắt đầu triển khai thiết kế từ đầu những năm 1990.

Phòng thiết kế Rubin chịu trách nhiệm thiết kế thiết bị phóng, còn Trung tâm Makeev - thiết kế chính tên lửa Skif.

Như đã biết, căn cứ vào vị trí phóng phóng (hoặc phương tiện mang), các tên lửa đạn đạo mang đầu tác chiến hạt nhân được chia thành 3 kiểu.1/Tên lửa phóng từ mặt đất, 2/ tên lửa phóng từ trên không và 3/ tên lửa phóng từ biển.

Tên lửa biển được bố trí trên các tàu ngầm hạt nhân, - những phương tiện mang tên lửa này (tàu ngầm hạt nhân) này bí mật cơ động trên các đại dương

Một trong những yêu cầu quan trọng nhất đối với của ICBM mang đầu đạn hạt nhân – giữ bí mật vị trí.

Yêu cầu trên là tối cần thiết để đối phương không thể tiến hành các đòn tấn công phủ đầu nhằm vô hiệu hóa khả năng đánh đòn tấn công trả đũa của các tên lửa này.

Xét theo tiêu chí này, những ICBM bố trí trên mặt đất thế hệ đầu dễ bị tổn thương nhất.

Nhưng sau đó đã xuất hiện các ICBM cơ động Topol và Yars liên tục thay đổi vị trí trên các tuyến tuần tiễu tác chiến.

Còn ICNM Voevoda (Satana theo định danh của NATO) tuy bố trí trong các hầm phóng cố định nhưng đủ kiên cố để chịu được đòn tấn công hạt nhân. Tổ hợp Sarmat cũng sẽ được bố trí theo nguyên tắc trên (như Voevoda).

Thành tố trên không của “Bộ ba hạt nhân” (tức tên lửa phóng từ máy bay) có khả năng giữ bí mật nằm ở mức trung bình (trong số 3 thành tố).

Dĩ nhiên, kiểu ICBM được ngụy trang tốt nhất trước tất cả các dạng trinh sát chiến lược của đối phương – đó là ICBM bố trí trên các tàu ngầm.

Tên lửa Skif cũng có khả năng giữ bí mật tương tự như vậy (như ICBM trên tàu ngầm-ND).

Vì nó được bố trí trên đáy biển ở một độ sâu đủ lớn. Và Skif luôn ở trạng thái trực chiến trong một khoảng thời gian dài để đợi lệnh phóng.

Được biết là những thử nghiệm Skif đầu tiên được thực hiện vào năm 2008. Căn cứ vào kết quả các lần thử nghiệm này, các mẫu Skif tiếp tục được hoàn thiện. Năm 2013, tên lửa Skif đã được đưa đi thử nghiệm cấp nhà nước.

Hiện chưa có thông tin chắc chắn về việc Skif đã được đưa vào trang bị hay chưa. Tất cả đều được giữ bí mật và những thông tin có được về Skif đều không rõ ràng.

Do không có nhiều thông tin chính thống về Skif, nên đôi khi xuất hiện trên các phương tiện thống tin đại chúng cái gọi là “những bằng chứng đáng tin cậy từ những nguồn thạo tin nhất”, và những “nguồn tin này” có vẻ như không am hiều lắm về công nghệ quân sự hiện đại.

Trong số những đồn đại từ “các nguồn thạo tin đó” có cả thông tin là Skif mang 20 đầu tác chiến hạt nhân và bay tới mục tiêu ở tốc độ cận siêu thanh, bám theo địa hình.

Tiếp theo nữa, cũng theo “nguồn thạo tin” trên thì các đầu tác chiến có trí tuệ nhân tạo và bản thân chúng (các khối tác chiến hạt nhân của Skif) có khả năng tàng hình tuyệt đối trước các radar của hệ thống phòng thủ chống tên lửa của đối phương.

Đặc biệt là có một số đầu tác chiến có “mức độ trí tuệ nhân tạo hóa” cao nhất chịu trách nhiệm chỉ mục tiêu cho các khối tác chiến khác còn lại có “hàm lượng trí tuệ nhân tạo” ít hơn .

Nhưng trên thực tế, chính bản thân tên lửa Skif không phải là một cái gì đó quá đặc biệt. Nhiều khả năng đây là một biến thể của kiểu ICBM đã khá nổi tiếng – Sinheva hoặc là Liner cũng do Trung tâm tên lửa mang tên Makeev tại thành phố Miass thiết kế.

Và không nhiều khả năng nó là biến thể của một tên lửa “ngầm” nữa của Nga – tên lửa Bulava.

Lý do đưa ra nhận định trên không chỉ bởi vì tên lửa Bulava do một đơn vị khoa học khác thiết kế - Viện kỹ thuật nhiệt Matxcova.

Mà còn vì tên lửa Bulava có cự ly bắn không quá ấn tượng và trọng lượng hữu ích (đầu tác chiến) cũng nhẹ hơn (so với Sinheva và Liner).

Khó khăn kỹ thuật chủ yếu khi thiết kế Skif chắc chắn là chế tạo phương tiện “mang” tên lửa này. Phương tiện mang ở đây có nghĩa là container vận chuyển- phóng có thể bảo quản tên lửa trong một thời gian dài. Ít nhất là một thập kỷ hoặc hơn.

Vì như đã nói Skif được đặt dưới đáy biển – có nghĩa trong môi trường nước biển có thể ăn mòn kim loại . Còn một vấn đề kỹ thuật cũng rất quan trọng nữa. Container mang tên lửa phải luôn ở trong trạng thái trực chiến mà không cần phải tiến hành các công tác bảo dưỡng kỹ thuật.

Và điều đó có nghĩa là Phòng thiết kế trung ương Rubin đã phải hoàn thành một khối lượng công việc khổng lồ để nâng cao độ tin cậy của tất cả các hệ thống trên tổ hợp ngầm này.

Tham gia vào các thử nghiệm Skif có tàu ngầm điện- diesel chuyên dụng Sarov thuộc biên chế của Tổng cục các nghiên cứu ngầm (GUGI-viết tắt tiếng Nga, xin sử dụng từ viết tắt này) trong Hải quân Nga.

Theo các chuyên gia thì chính tàu ngầm Sarov đã đưa tên lửa xuyên lục địa Skif đến “địa điểm trực chiến”.

Xét theo các yêu cầu cần có về độ sâu của Skif, tham gia chiến dịch thả tên lửa xuống đáy biển còn có thiết bị chuyên dụng Losharic.

Losharic – đó là tên gọi không chính thức của thiết bị lặn sâu hạt nhân AS-12 có thể lặn xuống độ sâu tới 6.000m.

Và AS-12 cũng là tàu thuộc biên chế của GUGI – một cơ quan chuyên thực hiện phần lớn các nghiên cứu và thử nghiệm bí mật dưới đáy biển của Hải quân Nga.

Không quá khó để giải quyết nhiệm vụ giữ bí mật vị trí trực chiến của tên lửa Skif. Phương pháp như sau: Tàu ngầm mang tên lửa Skif di chuyển ngầm dưới nước đến địa điểm cho trước và thả container chứa tên lửa xuống đáy biển.

Không cần thêm bất cứ một công việc lắp đặt nào bởi vì container sẽ nằm dưới đáy biển. Khi nhận được lệnh phóng, container sẽ tự bơm khí nén và sau đó sẽ giống như một con lật đật, có nghĩa là lúc này nó sẽ nổi theo chiều thẳng đứng dưới đáy biển.

Tiếp theo, khí tiếp tục được tự bơm và container bắt đầu nổi lên. Có quan điểm cho rằng, tên lửa được phóng ra khỏi container nhờ thiết bị tăng tốc nhiên liệu rắn ở độ sâu 50 m. Tức giống như tên lửa được phóng từ tàu ngầm.

Tuy nhiên, việc tàu ngầm phóng tên lửa khi đang lặn nhằm một mục đích duy nhất – không để đối phương phát hiện vị trí của mình.

Trong khí đó thì Skif là loại vũ khí sử dụng một lần, chính vì thế mà nhiều khả năng hơn cả là sử dụng phương pháp phóng từ trên mặt nước.

3. Điểmcôngvà điểmtrừcủatênlửa đáybiển

Quan trọng nhất – đó là giá thành rẻ. Cụ thể hơn là việc khai thác Skif sau khi đưa nó vào trạng thái trực chiến là hoàn toàn “không phải mất tiền” (tức không mất chi phí bảo quản, bảo dưỡng).

Xét từ góc độ này, kiểu tên lửa kiềm chế (răn đe) nói trên khác hẳn về nguyên tắc so với các tàu ngầm chiến lược mang tên lửa được trang bị ICBM mang đầu đạn hạt nhân.

Những cũng có những điểm trừ, đó là không thể bố trí Skif, như thường nói, ngay cạnh sườn đối phương tiềm năng được. Và không chỉ vì lý do là không thể giữ bí mật khi tiến hành các hoạt động thả các container mang tên lửa gần các khu vực chống ngầm của đối phương.

Mà còn vì ràng buộc theo một một thỏa thuận quốc tế - đó là “Hiệp ước về đáy biển” thông qua năm 1970.

Hiệp ước này cấm bố trí vũ khí hạt nhân trên đáy biển bên ngoài khu vực 12 hải lý tiếp giáp với bờ biển.

Tuy nhiên, trong trường hợp này (Nga) sẽ có một ưu thế rất đáng kể nếu đặt Skif trực chiến trên thềm lục địa Bắc Băng Dương.

Nếu thế thì thời gian bay của Skif đến lục địa Mỹ sẽ được rút ngắn rất đáng kể (chỉ còn khoảng 7-10 phút-ND).

Đấy là một nhân tố kiềm chế rất quan trọng để giúp đối phương tránh được quyết định thiếu suy nghĩ.

Vấn đề là ở chỗ, có một khả năng rất thực tế là Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp ước về tên lửa tầm trung và tầm gần (tức Hiệp ước vô thời hạn về tên lửa tầm trung và tầm gần giữa Liên Xô và Mỹ do M.Gorbachev và R.Reagan ký ngày 8/12/1987, có hiệu lực từ ngày 1/6/1988.

Các bên tham gia cam kết không sản xuất, không thử nghiệm và không triển khai tên lửa đạn đạo và tên lửa có cánh bố trí trên mặt đất tầm trung (tầm bắn từ 1.000 đến 5.5000km) và tầm gần (tầm bắn từ 500 đến 1.000km-ND)).

Như đã biết, Quốc hội Mỹ đã quyết định chi 58 triệu đô là để thiết kế chế tạo tên lửa đạn đạo tầm trung. Nếu như Hiệp ước trên bị xé bỏ, thì không còn nghi ngờ gì nữa, chắc chắn người Mỹ sẽ bố trí những tên lửa đạn đạo này tại Châu Âu.

Kết quả là thời gian bay của tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tới phần lãnh thổ Châu Âu của Nga sẽ giảm đáng kể (theo các chuyên gia – chỉ còn từ 7 đến 10 phút-ND) .

Như vậy, bằng việc triển khai Skif, chúng ta cũng cắt giảm thời gian bay của chúng tới lãnh thổ Mỹ một cách tương ứng (như trên đã nói – nếu bố trí Skif trên thềm lục địa Bắc Băng Dương – thời gian bay của Skif đến lãnh thổ lục địa Mỹ cũng chỉ còn 7-10 phút-ND).

Nhưng xét tổng thể, đây (Skif) cũng không phải là phương án đáp trả duy nhất của Nga trong trường hợp Mỹ rút ra khỏi Hiệp ước về tên lửa tầm trung và tầm gần.

Đã có kế hoạch (của Nga) bố trí trên vùng Cực các tên lửa gọn nhẹ nhưng cực mạnh Curier.

Dự án Curier thời Xô Viết được triển khai từ năm 1983, nhưng được lệnh dừng lại năm 1991 do Liên Xô và Mỹ ký thỏa thuận ngừng thiết kế thử nghiệm tên lửa đạn đạo hạng nhẹ ngày 6/10/1991.

Tên lửa Curier – đã được NATO định danh SS-X-26 có chiều dài 11,2m, trọng lượng 15 tấn, tầm bắn xuyên lục địa có thể dễ dàng giấu trong các toa tàu vận tải hoặc xe ô tô tải thông thường để đưa đến bất cứ địa điểm nào trên lãnh thổ rộng lớn của Nga -ND.

Theo Đất việt

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast