Thử nghiệm hạt nhân Triều Tiên bị nghi ngờ gây dịch chuyển vỏ trái đất

Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho biết, một số thử nghiệm hạt nhân gần đây của Triều Tiên có thể đã làm dịch chuyển vỏ trái đất và gây dư chấn vào ngày 9/12.

Reuters dẫn nguồn tin từ USGS cho hay, thử nghiệm hạt nhân của Triều Tiên có thể là nguyên nhân gây ra hai rung động vào ngày 9/12/2017 xảy ra gần bãi thử hạt nhân Punggye-ri. Những rung động với cường độ lần lượt là 2,9 và 2,4 độ richter, dù không lớn nhưng vẫn đủ mạnh để khiến vỏ trái đất bị dịch chuyển.

thu nghiem hat nhan trieu tien bi nghi ngo gay dich chuyen vo trai dat

Tên lửa đạn đạo Hwasong-15 của Triều Tiên đã được phát triển và phóng thành công. Ảnh do Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) công bố vào ngày 30/11/2017

Một chuyên gia USGS nhận định: “Đây có thể là tác động mở rộng của đợt thử nghiệm hạt nhân lần 6”. Người này cũng cho biết thêm, một thử nghiệm hạt nhân lớn có thể gây dịch chuyển lớp vỏ trái đất xung quanh khu vực diễn ra và phải mất một thời gian dài mới hết hoàn toàn những tác động.

Những đợt địa chấn được cho là đến từ lần thử nghiệm bom H vào ngày 3/9 của Triều Tiên. Theo các chuyên gia quân sự, vũ khí này mạnh gấp 10 lần so với bom nguyên tử mà Mỹ từng thả xuống Hiroshima Nhật Bản vào năm 1945.

Ngoài ra, các thử nghiệm hạt nhân của Triều Tiên trong năm 2017 cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Thử nghiệm ngày 3/9 đã tạo ra động đất mạnh 6,3 độ richter, làm đổ sập nhiều tòa nhà gần đó. Chất thải phóng xạ khiến người dân gặp nhiều vấn đề sức khỏe.

Trước những hệ quả này, ngày 29/11, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un vẫn tiếp tục cho thử nghiệm tên lửa ở độ cao lớn hơn và thời gian dài hơn, có thể tấn công phần lớn lãnh thổ nước Mỹ, song chưa rõ loại tên lửa này có thể man theo đầu đạn hạt nhân hay không.

Theo Reuters/SM

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast